Nói về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng việc Ba-Ranh quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ đã được dự đoán từ trước, cơ hội dành cho S-400 của Nga là rất nhỏ. Sau sự việc này, Ba-Ranh có thể sẽ không còn là đối tác tiềm năng của Nga trong ít nhất là 5 - 7 năm tới.
Các nhà phân tích cho rằng, nếu Ba-Ranh có ý định mua các hệ thống phòng không Nga, Washington sẽ cố gắng ngăn chặn điều này bằng mọi cách, kể cả việc gây áp lực lên quốc gia này.
Trước đó, cuộc tấn công của phiến quân Yemen đã ghi nhận sự thất bại nghiêm trọng của hệ thống phòng không Mỹ khi tên lửa của phiến quân đã bay qua ít nhất mười tuyến phòng thủ của hệ thống phòng không Patriot để tấn công vào thành phố Dammam, Ả Rập Xê-út.
Tuy nhiên hiện tại, hệ thống phòng không Patriot của Mỹ vẫn được đánh giá là hệ thống phòng không phổ biến nhất thế giới. Mỹ đã bán “lá chắn thép” của mình cho một số đồng minh như Ai Cập, Đức, Hy Lạp, Israel, Nhật Bản , Kuwait , Hà Lan, Saudi Arabia, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất và Tây Ban Nha.
Được biết, hệ thống tên lửa phòng không Patriot có phạm vi tác chiến từ 30-160km tùy biến thể. Biến thể nâng cấp Patriot PAC sử dụng công nghệ “hit-to-kill”(truy đuổi-tiêu diệt) rất tiên tiến cho phép khối lượng tên lửa nhẹ hơn, đầu đạn có thể trang bị nhiều hơn các thiết bị điện tử cho nhiệm vụ truy tìm và tiêu diệt mục tiêu. Hiện tại, chỉ có Mỹ phát triển thành công công nghệ độc đáo này.