Bà Merkel nói về thỏa thuận Minsk trong cuộc trò chuyện với những kẻ chơi khăm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel được cho là thừa nhận thỏa thuận Minsk giúp Ukraine tăng cường sức mạnh quân sự.

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Bà Angela Merkel đã có một số thừa nhận thẳng thắn về bản chất của thỏa thuận Minsk khi trò chuyện qua điện thoại với cặp đôi chơi khăm nổi tiếng người Nga là Vovan và Lexus.

Nói chuyện với Vovan và Lexus nhưng bà Merkel dường như nghĩ rằng mình đang nói chuyện với cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

Bà nhấn mạnh, các thỏa thuận Minsk về cơ bản đã giúp Ukraine chuẩn bị tốt hơn cho các sự kiện xảy ra vào năm 2022.

Bà lập luận thỏa thuận này cho phép Ukraine xây dựng năng lực từ năm 2014 đến năm 2021 và về cơ bản cho phép Kiev không chỉ đối đầu với Nga trên chiến trường mà còn nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây.

Bà Merkel cũng trả lời khẳng định khi một trong những kẻ chơi khăm đóng giả ông Poroshenko hỏi rằng liệu thỏa thuận đó có cho phép Ukraine hoãn chiến sự nổ ra vào tháng 2/2022 và trở nên mạnh mẽ hơn hay không.

Bà cho rằng câu hỏi liệu xung đột có thể tránh được hay không, không còn quan trọng nữa.

Thỏa thuận Minsk là một loạt các thỏa thuận được Đức, Pháp, Nga cùng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) làm trung gian và hỗ trợ vào năm 2014-2015.

Các thỏa thuận này nhằm giải quyết một cách hòa bình cuộc xung đột ở Donbass nổ ra sau cuộc đảo chính Euromaidan năm 2014 ở Ukraine.

Về mặt chính thức, các thỏa thuận Minsk được cho là giúp tái hòa nhập khu vực Donbass trở lại Ukraine một cách hòa bình khi tính đến tất cả những bất bình của người dân Donbass với Kiev.

Bà Angela Merkel và cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande đều tham gia vào việc hình thành các thỏa thuận Minsk với tư cách là lãnh đạo các quốc gia tương ứng vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, họ đã thừa nhận các thỏa thuận này chỉ cần thiết để giúp Kiev tăng cường khả năng quân sự.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).