Như vậy, Ba Lan trở thành quốc gia NATO thứ 3 trang bị xe tăng cho Ukraine sau Cộng hòa Séc và Slovania. Đầu tháng này, Anh cũng cung cấp một số xe tăng của mình cho Ba Lan để thay thế.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Polsat News, ông Morawiecki cho biết “Ba Lan đã giao xe tăng cho Ukraine. Tuy nhiên, vì sự an toàn của chúng tôi và người Ukraine, chúng tôi không tiết lộ số lượng thiết bị được tặng vào lúc này”.
Tuần trước, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đưa ra manh mối về loại xe tăng khi ông nói rằng London đã trao cho Warsaw một số xe tăng để “giúp họ khi họ gửi một số xe tăng T-72 cho Ukraine”.
Mỹ và các đồng minh đã đổ hàng trăm triệu USD tiền vũ khí và đạn dược vào Ukraine kể từ khi quân đội Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại nước này vào 24/2. Hai quốc gia NATO khẳng định họ không tham gia vào cuộc xung đột nhưng đã công khai cam kết đánh bại Nga.
Có những báo cáo chưa được xác nhận rằng Séc, Slovania và Slovakia đều đã gửi xe tăng đến Ukraine. Dù là phiên bản nào của T-72 do Liên Xô thiết kế hay M-84 của Nam Tư, quân đội Ukraine đều biết cách vận hành dễ dàng hơn bất kỳ mẫu nào của phương Tây.
Ba Lan có hơn 400 xe tăng T-72 do Liên Xô thiết kế, trong đó có một số xe tăng đã được hiện đại hóa trong những năm gần đây, trong khi những chiếc xe khác được sử dụng làm nền tảng cho PT-91 Twardy – một loại xe tăng chiến đấu chủ lực trong nước được sản xuất từ sau giữa những năm 1990.
Moscow đã cảnh báo NATO rằng bất kỳ hoạt động giao thiết bị nào cho Ukraine cũng sẽ được coi là mục tiêu quân sự hợp pháp. Hôm qua, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tên lửa hành trình của họ đã phá hủy ít nhất 6 điểm giao cắt đường sắt ở miền tây và miền trung Ukraine – nơi được cho là dùng để vận chuyển vũ khí phương Tây tới. Theo quân đội Nga, hơn 2.500 xe tăng và các phương tiện bọc thép khác của Ukraine đã bị phá hủy kể từ khi bắt đầu chiến sự.
Moscow tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2 vì cho rằng Kiev không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk được ký kết vào năm 2014. Nga đã công nhận 2 nước cộng hòa ly khai Donestk và Lugansk là các quốc gia độc lập. Nghị định thư Minsk do Đức và Pháp làm trung gian được thiết kế để trao cho các vùng ly khai địa vị đặc biệt ở Ukraine.
Nga yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố rằng họ đang có kế hoạch chiếm lại 2 nước cộng hòa bằng vũ lực.