Bà bầu có nên uống trà sữa không?

Nhiều chị em là tín đồ của trà sữa, khi mang thai họ thường có những thắc mắc bà bầu có nên uống trà sữa? Hoặc bà bầu uống trà sữa có sao không?

Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam.
Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam.

Trà sữa là loại thức uống được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ, chị em phụ nữ mang bầu cũng không phải là một ngoại lệ. Xưa nay, các chuyên gia về dinh dưỡng phân tích trà sữa là dạng đồ uống không tốt cho sức khỏe.

Nhưng, nếu chỉ nói rằng trà sữa không tốt cho sức khỏe thì thông tin vẫn chưa đủ để các mẹ thấy hết được mặt trái mà trà sữa đem lại. Chính bởi vậy, mỗi chị em cần phải biết vì sao nó không lành mạnh, sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe trong thời gian dài.

Trà sữa bao gồm những thành phần gì?

Để đưa ra được lời khuyên tới các mẹ bầu có nên uống trà sữa trong thai kỳ hay không, cần phải xem xét các thành phần trong trà sữa bao gồm những gì.

Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam phân tích: Bản thân các loại trà và sữa thường được coi là đồ uống tốt cho sức khỏe. Nhưng chỉ riêng trà hoặc chỉ riêng sữa mà thôi, cho đến khi nó được các thương hiệu trà sữa bổ sung thêm hàng loạt chất phụ gia để biến nó thành loại đồ uống vừa đủ ngọt, vừa rẻ, vừa đủ để nhấm nháp đưa đẩy câu chuyện, lúc này tác dụng tích cực với sức khỏe của trà và sữa đã bị hủy hoại.

Trà sữa cơ bản thường gồm 4 thành phần chính: Thứ nhất là trà, các loại trà cơ bản thường được sử dụng trong trà sữa bao gồm trà đen, trà xanh, trà trắng và trà ô long. Nếu sử dụng trà thật, chúng có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và chống ung thư.

Tuy nhiên, nhiều cửa hàng lại thường tẩm thêm hương liệu (hương nhài, hương sen) vào trà để trà có thêm hương vị quyến rũ. Nếu không sử dụng đúng loại trà hoặc hương liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rất có thể những loại hương liệu này sẽ có chứa các hóa chất độc hại.

Về sữa thì trừ những thương hiệu nổi tiếng sử dụng các loại sữa tươi, sữa đặc thì đa số thương hiệu nhỏ đều sử dụng kem béo (không phải sữa). Loại kem béo này so với sữa thì lượng canxi, vitamin A, D, hàm lượng protein so với sữa cũng rất thấp. Kem béo này chứa rất nhiều dầu thực vật được hydro hóa, có thể gây tác động tiêu cực tới sức khỏe như làm tắc mạch máu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, chưa kể bà bầu cần cẩn thận trong ăn uống.

Còn trân châu, thành phần chủ yếu của hạt trân châu chủ yếu là tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80%), đường cô đặc, hương liệu thực phẩm và chỉ có dưới 1% thành phần của trân châu là chất xơ và protein.

Thành phần chính cuối cùng không thể không kể đến là đường: Một ly trà sữa trân châu có thể sẽ chứa tới 50 g đường (cung cấp 200 kcal), đường cũng có rất nhiều loại đường khác nhau. Ít chị em nào có thể nhận ra trong cốc trà sữa đâu là cốc chứa đường xịn và đâu là cốc trà sữa chứa đường không nguồn gốc.

“Chưa kể vì lợi ích, một số cửa hàng trà sữa trân châu không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu. Hương vị không khác với trà tự nhiên nhưng nó được chế tạo từ các chất tổng hợp hóa học. Thành phần chủ yếu của trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans.” – Tiến sĩ Từ Ngữ nhấn mạnh.

chuyen gia giai dap thac mac: ba bau co nen uong tra sua khong? - 2
Trong trà sữa có 4 thành phần chính, bao gồm: Trà, sữa, đường trân châu. 

Chuyên gia khuyến cáo

Chuyên gia cũng cho biết thêm, nếu trong thời gian mang thai, chị em lạm dụng uống nhiều trà sữa sẽ dễ dẫn đến các nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng (calories rỗng), tăng đường huyết giả có thể gây tiểu đường lâu dài, hoặc tăng nguy cơ sảy thai, sản giật, sinh non… những thành phần trong trà sữa sẽ gây tăng cân, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Chưa kể đến nếu các thành phần trong loại đồ uống này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng sẽ gây ra những hệ lụy cho sức khỏe.

Nếu chị em đang mang bầu lo ngại về việc loại trà sữa mà mình đang uống có thể chứa quá nhiều đường hoặc pha trộn kem béo hay một chất phụ gia nào không có lợi cho sức khỏe thì có rất nhiều lựa chọn đồ uống khác lành mạnh, tốt cho mẹ và bé hơn.

Một số loại trà đen tự nhiên, được coi là an toàn với các bà mẹ mang thai bao gồm: Trà thảo mộc, trà truyền thống, trà hoa cúc… Hoặc bằng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng mẹ bầu có thể tự pha trà sữa cho mình.

chuyen gia giai dap thac mac: ba bau co nen uong tra sua khong? - 4

Nếu chị em đang mang bầu lo ngại về việc loại trà sữa mà mình đang uống có thể chứa quá nhiều đường hoặc pha trộn kem béo hay một chất phụ gia nào không có lợi cho sức khỏe thì có thể lựa chọn các loại trà tự nhiên như: Trà thảo mộc, trà truyền thống, trà hoa cúc…

Từ góc độ chuyên môn về dinh dưỡng, Tiến sĩ Từ Ngữ đưa ra khuyến cáo, để uống trà sữa vẫn tốt cho sức khỏe mẹ và bé, các bà bầu nên chọn trà sữa đảm bảo các tiêu chí như chế biến tại các cửa hàng uy tín, sử dụng loại nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sử dụng loại ít đường hoặc không đường, sử dụng sữa tươi để pha trà sữa, không phải sữa đặc hay kem béo

“Uống 1-2 ly trà sữa sẽ không gây vấn đề gì cho cả bạn và em bé cả. Tuy nhiên, đây không phải là thức uống có thể sử dụng hàng ngày, đặc biệt không uống trà sữa thay cho các bữa chính. Vì tương lai của con bà bầu nên có một chế độ ăn định dưỡng hợp lý” – Tiến sĩ dinh dưỡng nhấn mạnh.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.