Australia: Cần ưu tiên giải quyết tình trạng đói nghèo

GD&TĐ - Kết quả điều tra của Chính phủ Australia chỉ ra khoảng 1/6 trẻ em nước này sống trong cảnh nghèo đói.

Tình trạng nghèo đói khiến kết quả học tập của học sinh Australia sụt giảm.
Tình trạng nghèo đói khiến kết quả học tập của học sinh Australia sụt giảm.

Hoàn cảnh khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục như kết quả học tập kém, bị bạo lực học đường… Để cải thiện các vấn đề giáo dục, Chính phủ Australia phải có hành động giảm tình trạng đói nghèo ở trẻ em.

Năm 1987, Thủ tướng Australia, Bob Hawke, cam kết chấm dứt tình trạng đói nghèo ở trẻ em vào năm 1990. Kế hoạch trên bước đầu thành công nhưng đến nay, tỷ lệ này đã tăng trở lại. Tỷ lệ nghèo đói ở trẻ em hiện nay xấp xỉ so với tỷ lệ năm 1999.

Ước tính, 1/5 trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, 1/4 trẻ em người Australia bản địa và trẻ em không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ sống trong cảnh đói nghèo.

Kết quả PISA (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) cũng chỉ ra những bất cập của tình trạng đói nghèo đối với giáo dục Australia khi đặt cạnh các nước trong nhóm nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế).

Theo đó, tính từ năm 2000, khoảng cách về thành tích học tập giữa học sinh có điều kiện thuận lợi và học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Australia hầu như không thay đổi.

Trong giai đoạn 1999 đến nay, Australia ban hành rất ít chính sách giúp cải thiện tình trạng nghèo đói ở trẻ em. Vấn đề càng trở nên nhức nhối hơn khi đại dịch Covid-19 quét qua Australia, khiến trường học chuyển sang trực tuyến.

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị hạn chế quyền tiếp cận việc học từ xa. Nhiều em bỏ học, tham gia vào thị trường lao động từ rất sớm. Khi đói nghèo khiến học sinh tụt hậu so với bạn bè đồng trang lứa, cơ hội việc làm và phát triển của các em trong tương lai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

GS Gerry Redmon -  Trường Đại học Flinders, Australia, cho biết: Dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về vấn đề trên, nền giáo dục hiện hành tại Australia chưa thể hỗ trợ tất cả trẻ em phát huy hết tiềm năng giáo dục của mình. Trong trường phổ thông, nhiều giáo viên đã cố gắng hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó khăn nhưng tình hình không mấy cải thiện do thiếu các biện pháp, chính sách đồng bộ.

Theo GS Gerry, trẻ em nghèo và trẻ em chịu thiệt thòi về giáo dục cần những giải pháp khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thách thức mà cựu Tổng thống Hawke đặt ra cách đây 35 năm, để chấm dứt tình trạng nghèo đói ở trẻ em Australia, cần được thực hiện một lần nữa.

Đơn cử, Chính phủ tung gói hỗ trợ dành cho các hộ gia đình khó khăn, gói Trợ cấp tìm việc cho người thất nghiệp… Những chính sách này nâng cao cơ hội tìm việc làm và giúp người dân trang trải cuộc sống trong tình cảnh khó khăn. Nếu cha mẹ có việc làm ổn định, đời sống và việc học tập của con cái sẽ được quan tâm nhiều hơn.

“Việc giảm nghèo tạo tác động tích cực đến hạnh phúc, sự phát triển và kết quả giáo dục của trẻ em. Nó cũng góp phần giúp Australia đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trong việc giảm 1/2 tỷ lệ nghèo đói ở nam giới, phụ nữ và trẻ em vào năm 2030”, ông Gerry Redmond bày tỏ.

Theo The Con

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".