Apple phát triển công cụ mới hỗ trợ giáo dục mùa Covid-19

GD&TĐ - Hãng Apple xây dựng thành công công cụ hỗ trợ từ xa trên hệ điều hành iOS tích hợp trong ứng dụng lớp học “Apple Classroom” dành cho lĩnh vực giáo dục. 

Apple phát triển công cụ hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy trực tuyến.
Apple phát triển công cụ hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy trực tuyến.

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ phát triển tính năng hỗ trợ từ xa trên iOS trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang làm đảo lộn cuộc sống khắp toàn cầu, khiến giáo viên, học sinh không thể đến lớp học như truyền thống.

Trước đây, trong những tình huống cần hỗ trợ từ xa cho ai đó trên iOS, người dùng phải sử dụng FaceTime trên một thiết bị này để kết nối với màn hình của thiết bị khác. Nhận ra sự bất tiện này, Apple đã sử dụng ý nghĩa của tính năng FaceTime để hướng tới hỗ trợ từ xa cho lĩnh vực giáo dục.

Công cụ hỗ trợ học trực tuyến của Apple giúp giáo viên có thể ghi nhận được mức độ tương tác của người học.

Công cụ hỗ trợ học trực tuyến của Apple giúp giáo viên có thể ghi nhận được mức độ tương tác của người học.

Lần đầu tiên, ứng dụng “Classroom” sẽ hỗ trợ việc giảng dạy và học tập vượt qua các bức tường không gian vật lý ở trường, ở lớp. Giờ đây, giáo viên có thể “đón” học sinh đang ở bất cứ nơi đâu tham gia vào buổi học trên “Classroom”.

Khi được kết nối, các tính năng của “Classroom” giúp giáo viên truyền tải bài giảng một cách trực quan, sống động… gần như ở buổi học truyền thống. Giáo viên cũng có thể xem màn hình của người học và đặc biệt có thể "ghi nhận" mức độ tương tác của họ. Đây chính là tính năng khác biệt nổi trội của “Apple Classroom” so với các phần mềm học trực tuyến khác, như Zoom, Microsoft team, Google meet...

“Từ góc độ kỹ thuật, Apple đã triển khai công cụ hỗ trợ từ xa thông qua ‘Apple Classroom’ một cách lý tưởng. Quyền riêng tư của người dùng được đảm bảo, bởi họ đã tích hợp chặt chẽ nó vào các ID Apple để quản lý” - thầy Bradley Chambersm, người phụ trách công nghệ thông tin của trường tư thục Chattanooga, thuộc tiểu bang Tennessee (Mỹ), nhận xét: “Giao thức quản lý thiết bị di động của Apple cung cấp cho quản trị viên IT nhiều công cụ để ‘update’, thay đổi cài đặt và thậm chí khóa iPad với một ứng dụng cụ thể từ xa.

Khi chưa có công cụ hỗ trợ từ xa trên “Classroom” người dùng phải dùng Facetime để kết nối với nhau.
Khi chưa có công cụ hỗ trợ từ xa trên “Classroom” người dùng phải dùng Facetime để kết nối với nhau.

Còn khi thực hiện cuộc gọi âm thanh/video FaceTime, người dùng cũng có thể hỗ trợ từ xa cho người ở đầu dây bên kia. Sẽ xuất hiện một lời nhắc nhở, xác nhận những gì người đó có thể hoặc không thể nhìn thấy.

“Trong tương lai, tôi muốn thấy Apple chặn quyền truy cập từ xa vào ứng dụng Ảnh và iMessage, điều này đảm bảo tất cả các thông tin đó vẫn ở chế độ riêng tư”, thầy Bradley Chambersm nói thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.