Áp thấp nhiệt đới suy yếu, cảnh báo mưa to, gió giật mạnh trên đất liền

GD&TĐ - Từ chiều nay 9/10, áp thấp nhiệt đới suy yếu dần, sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng gây mưa lớn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Hình ảnh vệ tinh của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF.
Hình ảnh vệ tinh của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn trung ương, sáng 9/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới nằm ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp đạt cấp 6 (khoảng 46 km/h), giật cấp 8.

Dự báo từ trưa nay 9/10, áp thấp nhiệt đới theo hướng tây, tốc độ rất nhanh 35 km/h, có khả năng mạnh lên thành bão và khoảng chiều tối nay đi vào các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất khi đổ bộ khoảng 50 km/h, giật cấp 8.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ngày 9/10, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) xuất hiện mưa rào và dông, gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi (bao gồm các đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) gió mạnh dần lên cấp 6, vùng gần tâm ATNĐ/bão đi qua cấp 7-8, giật cấp 10. Biển động rất mạnh.

Từ chiều nay, các vùng ven biển từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió giật mạnh cấp 6-7.

Đêm nay 9/10, cảnh báo gió mạnh trên đất liền, có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 ở các khu vực ven biển từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Áp thấp nhiệt đới sẽ gây mưa to đến rất to ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.

Mưa to từ Thanh Hóa đến Phú Yên, tổng lượng mưa từ 7h ngày 9/10 đến 19h ngày 10/10 phổ biến 100-150mm. Riêng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam lượng mưa có thể lên tới 150-200 mm.

Các khu vực bắc Tây Nguyên, nam đồng bằng Bắc Bộ gồm cả Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La sẽ có mưa to từ chiều tối nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ