Ảo tưởng của lầu Năm Góc đang tan vỡ

GD&TĐ - Cựu thanh sát viên vũ khí của Liên Hợp Quốc Scott Ritter cho biết hôm 11/3 rằng ảo tưởng của Lầu Năm Góc về Ukraine đang tan vỡ.

Binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới số 93 mệt mỏi trên chiến trường.
Binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới số 93 mệt mỏi trên chiến trường.

Hôm 8/3, Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné đã gặp những người đồng cấp vùng Baltic và Ukraine tại Litva.

Chuyến thăm diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu ra khả năng quân đội Pháp triển khai tới Ukraine, khiến một số đồng minh hùng mạnh hơn của Pháp ở châu Âu tức giận.

Theo truyền thông Mỹ, căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Kiev và Washington vì Ukraine được cho là đã không lắng nghe lời khuyên chiến thuật do Lầu Năm Góc đưa ra.

Ritter cho biết ông tin rằng việc không nghe lời khuyên của Lầu Năm Góc không chỉ dựa trên thực tế mà đó còn nhằm mục đích chuyển hướng đổ lỗi sang hướng khác - đến từ Mỹ.

"Lầu Năm Góc chắc chắn đang cố gắng tạo vỏ bọc chính trị cho chính mình vì ảo tưởng khổng lồ về Ukraine của họ đang tan vỡ", ông Ritter khẳng định và giải thích trước đó rằng Ukraine không có lựa chọn nào khác ngoài việc giữ Avdeyevka càng lâu càng tốt để các tuyến phòng thủ có thể được xây dựng phía sau nó.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng sức mạnh không quân của Nga đã ngăn cản việc đạt được mục tiêu đó.

"Thực tế là người Ukraine không có lựa chọn nào khác ngoài việc cố gắng giữ vững vị trí phòng thủ cuối cùng mà họ có.

Chính quyền Kiev đang thức tỉnh trước thực tế rằng những người được gọi là bạn bè và đối tác của họ đang bỏ rơi họ và để Ukraine tự chịu số phận của mình", Ritter nhấn mạnh.

Đồng thời ông cũng có nhận định về tuyên bố của Tổng thống Pháp Macron rằng quân đội Pháp có thể được triển khai ở Ukraine, một giả thuyết mà Ritter nói nó được thảo luận đúng lúc Mỹ đang mất dần ảnh hưởng tại Kiev.

"Để hiểu tại sao Macron lại nói về điều này, bạn phải hiểu tình hình hiện tại của Ukraine đang tồi tệ như thế nào.

Họ đang phải đối mặt với sự sụp đổ quân sự, ngay lúc này khi chúng tôi đang nói, lực lượng dự bị cuối cùng của Ukraine đang được tung vào trận chiến bên ngoài làng Orlovka", Ritter giải thích.

"Điều này nhằm câu giờ để điều kỳ diệu diễn ra và người Ukraine đang hy vọng điều kỳ diệu sẽ là sự xuất hiện của lực lượng chiến đấu người Pháp hoặc bất kỳ nước nào mà không phải Mỹ", ông Ritter nói thêm.

Vị chuyên gia này lập luận rằng 'phép màu' có thể diễn ra sẽ không thay đổi cục diện trên chiến trường và nói rằng khả năng họ "triển khai một lực lượng quân sự tới Ukraine là rất mong manh" dù có hay không có các đồng minh của nước Baltic mà ông Macron đang tìm kiếm.

Trong khi đó, Ritter lập luận, mùa bầu cử đang buộc Mỹ phải rút lui khỏi cuộc xung đột.

"Tổng thống Biden đang trong chu kỳ bầu cử tổng thống, chúng tôi sắp chạy nước rút cuối cùng cho đến tháng 11. ông Biden sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực đến vận mệnh chính trị của mình", chuyên gia Mỹ nói.

"Chúng tôi đã sa thải Thứ trưởng Ngoại giao về các vấn đề chính trị Victoria Nuland, người kiến ​​tạo chính sách về Ukraine, và chúng tôi đã lùi lại một bước.

Điều đó đã khiến châu Âu nhận ra rằng, họ chẳng là gì nếu không có tiền của Mỹ. Trong khi đó, trên chiến trường, quân đội Ukraine đang rơi vào tình thế tuyệt vọng.

Vì vậy, trong trường hợp lực lượng Pháp thực sự xuất hiện tại Ukraine cũng không thể làm được gì giúp Kiev có chút lợi thế trên chiến trường trong cuộc chiến với quân đội Nga", ông Ritter nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.