NASAMS, Buk đã cạn kiệt, không thể bù đắp Patriot vừa bị phá hủy

GD&TĐ - Tạp chí Forbes cho biết, phòng không Ukraine gần như không thể bù đắp vào chỗ trống do hệ thống Patriot vừa bị Nga phá hủy để lại.

Hệ thống phòng không NASAMS.
Hệ thống phòng không NASAMS.

Ukraine có thể phải mất rất nhiều thời gian để có được các bệ phóng mới cho hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất nhằm thay thế các bệ phóng bị phá hủy gần thị trấn Pokrovsk ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR).

"Ukraine có thể xếp hàng mua các bệ phóng thay thế để thay thế cho hai bệ phóng mà Nga vừa phá hủy, nhưng việc mua đó có thể mất vài tháng, thậm chí nhiều năm và tiêu tốn nhiều triệu đô la mà Kiev có thể đã không có ngân sách chi trả", nguồn tin cho biết.

Forbes chỉ ra rằng các nghị sĩ Đảng Cộng hòa "đã ngăn chặn viện trợ tiếp theo của Mỹ cho Ukraine kể từ tháng 10, nên mỗi bệ phóng Patriot mà người Ukraine mất đều là một bệ phóng Patriot mà họ gần như không thể thay thế".

Tờ báo dẫn nguồn tin an ninh trước đó nói rằng hai hệ thống Patriot nằm trong số các khí tài quân sự bị phá hủy sau một cuộc tấn công do tên lửa Iskander của Nga thực hiện tại thị trấn Pokrovsk, Donetsk.

Lần cuối cùng quân đội Nga tấn công hệ thống Patriot SAM của Ukraine là vào cuối tháng 2, khi cuộc tấn công có độ chính xác cao phá hủy bệ phóng, đạn cũng như phương tiện vận chuyển và nạp đạn của hệ thống.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn rất nhiều với năng lực phòng không của Ukraine bởi theo tiết lộ từ nguồn tin quân sự Mỹ, Ukraine sẽ cạn đạn cho tên lửa phòng không Buk vào ngày 13/4, hết tên lửa NASAM do Mỹ sản xuất vào ngày 15/4 và tên lửa 9K-33 Osa vào tháng 5.

Lầu Năm Góc đề xuất Ukraine ưu tiên sử dụng tên lửa phòng không để tấn công chiến đấu cơ hay trực thăng Nga, thay vì nhắm bắn những mục tiêu nhỏ hơn như UAV.

Với đánh giá này, quân đội Mỹ dự báo Ukraine chỉ có thể chống đỡ thêm 2-3 cuộc tập kích lớn nữa từ tên lửa và máy bay không người lái (UAV) Nga.

"Khi lớp phòng thủ thứ nhất hết đạn, tỷ lệ tiêu thụ đạn của lớp thứ hai và thứ ba sẽ tăng lên, làm giảm khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công trên không của Nga từ mọi độ cao", Forbes dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết.

Khi lưới phòng không Ukraine ngày càng bị bào mòn và Kiev phải hạn chế sử dụng các cường kích yểm trợ hỏa lực tầm gần hay giám sát trên không, họ sẽ "không thể ngăn chặn Nga chiếm hoàn toàn ưu thế trên không".

Chính vì vậy, muốn bảo vệ một mục tiêu, họ phải chấp nhận hy sinh một mục tiêu khác. Theo dự đoán của Mỹ, tới tháng 5, các cơ sở không được lưới phòng không bảo vệ tăng lên rõ rệt, cho thấy các hệ thống phòng thủ dường như bị phá hủy hoặc đạn dược cạn kiệt khiến chúng không thể hoạt động.

Một trong những chiến lược của Nga là áp đảo cũng như làm suy yếu hệ thống phòng không Ukraine bằng các cuộc tập kích dai dẳng.

Tom Karako, giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), người đã nghiên cứu một số tài liệu rò rỉ, nhận định những tiết lộ mới nhất cho thấy hệ thống phòng không Ukraine mong manh đến mức nào.

"Chúng luôn trong tình trạng thiếu vũ khí và đạn. Thật đáng ngạc nhiên là Ukraine vẫn có thể cầm cự lâu đến vậy với những gì họ có. Phòng không không thể mang đến chiến thắng trong cuộc xung đột, nhưng nếu thiếu chúng, họ sẽ hứng chịu thất bại nhanh hơn nhiều", Tom Karako nói.

Clip đoàn xe phòng không Ukraine trúng tên lửa Nga hôm 9/3.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đặt hàng iPhone 16 Plus chỉ 24 triệu iP16 Pro Max 256GB