An toàn thực phẩm trường học - nêu cao trách nhiệm người đứng đầu

GD&TĐ - Tại TP Cần Thơ, mỗi ngày có hơn 81.000 học sinh ăn bán trú, việc bảo đảm an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu.

Với HS bán trú, bảo đảm an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Với HS bán trú, bảo đảm an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu.

Ngành Y tế và Giáo dục luôn đồng hành trong khâu kiểm tra, giám sát để từng bữa ăn của học sinh được an toàn.

Cùng lo bữa ăn cho HS

Theo thống kê của Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, thành phố có 70/171 trường tiểu học tổ chức bếp ăn bán trú với hơn 34.600 học sinh; cấp mầm non có 174/176 trường tổ chức ăn bán trú với 47.169 học sinh.

Với hàng chục nghìn suất ăn cho học sinh, để bảo đảm an toàn không chỉ ngành Giáo dục mà còn có sự vào cuộc của ngành Y tế. Đầu năm học, sở GD&ĐT phối hợp với sở Y tế tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường trên địa bàn. Nội dung là kiến thức và quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm… Ngoài ra, sở GD&ĐT cũng hướng dẫn nhà trường xây dựng khu vực bếp ăn theo quy trình “1 chiều”. Nhà bếp được trang bị đầy đủ tủ lạnh, tủ lưu mẫu thực phẩm sống và chín riêng biệt... Thực hiện lưu mẫu thức ăn hằng ngày theo quy định và bắt buộc phải có hợp đồng nhập thực phẩm, cam kết trách nhiệm với các cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín trên địa bàn. Tuyệt đối không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Theo BS.CKII Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ, ngành Y tế Cần Thơ thường xuyên phối hợp với sở GD&ĐT và Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố thành lập các đoàn kiểm tra. Qua đó rà soát đơn vị, trường học trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ còn phối hợp với sở Y tế mở các lớp đào tạo, tấp huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học. Qua đó công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong học đường luôn được bảo đảm…

Với các trường hợp đồng với cơ sở nấu ăn bên ngoài. Ngành Giáo dục địa phương cùng ngành Y tế, đặc biệt là các trạm y tế xã, phường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại trường học và các cơ sở nấu ăn.

Theo ông Nguyễn Văn Liếng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ): Tất cả trường tiểu học và mầm non trên địa bàn huyện đều tổ chức bếp ăn bán trú. Điều quan tâm hàng đầu là kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, quy trình chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm… Đồng thời, ngành cũng chỉ đạo các trường xây dựng bếp ăn bán trú theo quy trình bếp ăn “1 chiều”, nhờ đó bảo đảm dinh dưỡng cho các em, tiết kiệm chi phí của phụ huynh...

Kiểm tra chuẩn bị bữa ăn cho HS Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ).
Kiểm tra chuẩn bị bữa ăn cho HS Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ).

Không thể thiếu sự giám sát của phụ huynh

Trường Tiểu học Tây Đô (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), ngôi trường ở huyện vùng ven, khi tổ chức bán trú, chỉ có 40 học sinh đăng ký. Do số lượng học sinh bán trú ít và thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng bếp ăn, nhà trường cử nhân viên cấp dưỡng đến trường mầm non lân cận học tập và hỗ trợ tổ chức bữa ăn bán trú trong giai đoạn đầu. Đến nay, bếp ăn bán trụ tại trường đã hoàn thiện, thực hiện đúng quy trình bếp ăn 1 chiều, bảo đảm dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh. Ngoài ra, nhà trường cũng tận dụng khu vực sân để trồng thêm một số loại rau, không sử dụng thuốc, phân bón hóa học, cung nguồn nguyên liệu sạch cho bữa ăn.

Theo bà Nguyễn Kiều Phương, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Thủy (TP Cần Thơ), để bảo đảm an toàn tại các bếp ăn trường học phải tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe học sinh.

“Ngành chỉ đạo cơ sở giáo dục xây dựng các hoạt động bán trú trong trường học. Trong đó có thực đơn cụ thể trong tuần, tháng, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Với lực lượng trực tiếp tham gia chế biến thức ăn phải có kiến thức dinh dưỡng, cơ cấu bữa ăn. Nhân viên bếp các trường tổ chức bếp ăn, phải kiểm tra sức khỏe định kỳ...”, bà Phương cho biết.

Còn theo thầy Nguyễn Văn Cao, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cái Khế 2 (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), nhà trường hợp đồng với các nhà cung cấp và nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, bảo đảm nguồn gốc và chất lượng. Hằng ngày, trường phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kết hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh kiểm tra nguồn thực phẩm đầu vào và thức ăn sau khi chế biến. Đồng thời kiểm tra khâu phân chia suất ăn và kiểm tra giờ ăn của học sinh...

Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều trường học có quy định rất nghiêm ngặt. Người trực tiếp chế biến thực phẩm phải tuân thủ các quy định: Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo trang sức khi chế biến. Cấm hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực chế biến thực phẩm. Nhân viên bảo mẫu, cấp dưỡng phục vụ trong trường học được kiểm tra sức khoẻ 6 tháng/lần; tham gia tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hành tốt vệ sinh cá nhân… 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.