An toàn thực phẩm lên bàn nghị sự thế giới

GD&TĐ - Thực phẩm nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và hóa chất độc hại là mối nguy hại lớn tới sức khỏe và là gánh nặng khiến nền kinh tế tê liệt, theo cảnh báo từ Hội nghị toàn cầu về an toàn thực phẩm.  

Khoảng 600 triệu người mắc bệnh từ thực phẩm không an toàn mỗi năm, trong số đó 40% là trẻ em dưới năm tuổi
Khoảng 600 triệu người mắc bệnh từ thực phẩm không an toàn mỗi năm, trong số đó 40% là trẻ em dưới năm tuổi

Diễn đàn này tập hợp các quan chức chính phủ và chuyên gia y tế từ 125 quốc gia, cùng ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp chống lại thực phẩm không an toàn - thủ phạm gây nên cái chết của hơn 400.000 người mỗi năm trên toàn cầu theo ước tính của Liên Hợp Quốc (LHQ).

“Ngày nay, thế giới sản xuất đủ lương thực cho tất cả mọi người” - Jose Graziano Da Silva, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO) cho biết tại hội nghị. Nhưng một phần lớn lượng lương thực được sản xuất này “không an toàn”, ông nói thêm.

Trong số 600 triệu người mắc bệnh vì ăn phải thực phẩm không an toàn, có khoảng 420 nghìn người thiệt mạng theo ước tính của LHQ. Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất, chiếm 40% các trường hợp mắc bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực phẩm ô nhiễm là nguồn gốc của hơn 200 căn bệnh, từ tiêu chảy tới ung thư và tác động kinh tế mà nó đem lại là rất lớn nhưng lại thường bị bỏ qua. FAO ước tính chi phí thiệt hại ở các nước thu nhập thấp và trung bình mỗi năm vào khoảng 95 tỷ USD.

Hội nghị với sự tham dự của các bộ trưởng và thứ trưởng từ khoảng 20 quốc gia đưa ra lời kêu gọi phối hợp và hỗ trợ tốt hơn.

“An toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người trên Trái đất nhưng tại châu Phi, tác động của tai họa được cảm nhận rõ ràng nhất” - Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki nhấn mạnh và nói thêm rằng 1/3 số người bị ảnh hưởng đến từ lục địa này.

Ông Faki cho biết cần có cách tiếp cận đa chiều. Điều này bao gồm việc cần có luật nghiêm hơn, đào tạo và trang thiết bị tốt hơn cũng như tăng cường hệ thống y tế để phát hiện các rủi ro tiềm ẩn và trao đổi thông tin giữa các quốc gia.

Có rất nhiều loại rủi ro, từ vi khuẩn như Salmonella hoặc Listeria tới các hóa chất như kim loại nặng gây ung thư và chất hữu cơ gây ô nhiễm. Đối với các quốc gia đang phải đối mặt với hạn hán hoặc nạn đói, thách thức nằm ở việc ngăn chặn dân chúng sử dụng nguồn nước bị nhiễm dịch tả hoặc ăn thực phẩm không phù hợp cho việc tiêu thụ.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu tổ chức WHO cho biết “an toàn thực phẩm liên quan đến nhiều mục tiêu của kế hoạch phát triển bền vững”.

Ngay tại châu Âu, những cảnh báo về an toàn thực phẩm cũng được cảnh báo ở mức độ cao. Các đại biểu đều đưa ra ý kiến cần có sự trao đổi thông tin nhanh hơn giữa các cơ quan y tế. Đồng thời họ nhắc lại về khủng hoảng trứng bẩn, trứng ô nhiễm ở Hà Lan năm 2017, loại thực phẩm đã được phân phối cho nhiều quốc gia.

Hội nghị diễn ra vào thời điểm đang có sự tranh cãi gay gắt về việc sử dụng các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp, bao gồm cả thuốc diệt cỏ độc hại Roundup.

LHQ đã công bố thiết lập Ngày An toàn Thực phẩm Thế giới được ấn định vào ngày 7/6 hàng năm.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...