An Giang phê duyệt đánh giá và công nhận hơn 26 sản phẩm OCOP

GD&TĐ - Sau hai đợt đánh giá và phân hạng sản phẩm, An Giang đã công nhận cho 26 sản phẩm (3 sao trở lên) của gần 20 chủ thể kinh tế trên địa bàn.

Tranh lá bồ đề khô nghệ thuật của hộ kinh doanh cơ sở Đồ Mai (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đạt 3 sao.
Tranh lá bồ đề khô nghệ thuật của hộ kinh doanh cơ sở Đồ Mai (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đạt 3 sao.

Qua hai đợt phê duyệt đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang đã công nhận “Sản phẩm OCOP” cho 26 sản phẩm (từ 3 sao trở lên) của gần 20 chủ thể kinh tế trên địa tỉnh, trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao và 22 sản phẩm đạt 3 sao.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Chương trình OCOP) phối hợp với các đơn vị có liên quan và các địa phương đề xuất các giải pháp hỗ trợ các sản phẩm OCOP để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm; giới thiệu, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Các sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3,4 sao tỉnh An Giang đợt 2 năm 2022.

Các sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3,4 sao tỉnh An Giang đợt 2 năm 2022.

Theo ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư đã phối hợp các Sở ban ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh thông qua các kỳ hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, kết nối giao thương; đào tạo tập huấn.

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn TMĐT, các kênh bán hàng trực tuyến. Đồng thời đưa sản phẩm OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm gắn với các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh… Thông qua các hoạt động này doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chương trình OCOP, các sản phẩm OCOP của An Giang hiện nay cũng dần dần hoàn thiện hơn về cả chất lượng và hình thức. Đặc biệt các đơn vị đã có những cải tiến trong việc hoàn chỉnh bao bì, nhãn mác sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay, sản phẩm của các chủ thể đã đến gần hơn với người tiêu dùng, kết nối được với nhiều đối tác trong và ngoài tỉnh và định hướng xuất khẩu. Từ đó, giúp các chủ thể gia tăng sản xuất, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giúp tăng thu nhập, mức sống của người dân ở các vùng nông thôn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Yến sào LifeNest