Ăn gì giúp điều trị mụn cho tuổi dậy thì?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh và trẻ dậy có chế độ dinh dưỡng phù hợp, hỗ trợ điều trị mụn cho lứa tuổi dậy thì đạt hiệu quả cao...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mụn tuổi dậy thì là một loại bệnh da liễu, hình thành do sự rối loạn chức năng của các hormone và tuyến nhờn dưới da (tuyến bã nhờn và các nang lông), hình thành nên những tổn thương trên da và biểu hiện với một khối u nhỏ trên bề mặt da, có thể làm đau, đỏ hay sưng vùng da.

Mụn có thể hình thành ở bất cứ đâu trên làn da của mỗi người, đặc biệt chúng thường xuất hiện trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai.

Tùy theo bệnh lý, có thể có các dạng mụn khác nhau, nếu không biết cách điều trị, chăm sóc da hợp lý có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.

Mụn là hiện tượng thường gặp ở tuổi dậy thì, do sự thay đổi nội tiết tố, do chế độ ăn uống hoặc do không làm sạch da đúng cách.

Mụn là hiện tượng thường gặp ở tuổi dậy thì, do sự thay đổi nội tiết tố, do chế độ ăn uống hoặc do không làm sạch da đúng cách.

Mụn tuổi dậy thì không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các nốt mụn trên da tác động rất lớn đến ngoại hình, yếu tố thẩm mỹ và tâm lý.

Thống kê cho thấy, mụn tuổi dậy thì thường khởi phát ở độ tuổi dậy thì (từ 11 – 17 tuổi) và có xu hướng giảm dần khi bước sang tuổi 30.

Bệnh viện da liễu Hà Nội đưa ra một vài lưu ý đến chế độ dinh dưỡng giúp điều trị mụn cho lứa tuổi dậy thì. Theo đó, thực tế, hầu hết người ở độ tuổi dậy thì đều có chế độ ăn uống thiếu khoa học. Gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bài tiết bã nhờn của da và nồng độ nội tiết.

Vậy nên, để kiểm soát mụn trứng cá và các vấn đề da liễu khác, cần điều chỉnh một số thói quen ăn uống sau:

Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường và sữa động vật.

Theo nhiều nhà nghiên cứu từ Da liễu Hoa Kỳ vào năm 2008 đã công bố rằng, một số người nổi mụn trứng cá thường uống sữa nhiều hơn những người bình thường. Đồng thời, một số chị em thường xuyên sử dụng sữa thì mụn lại nổi lên nhiều hơn và KHÔNG có tình trạng giảm đi.

Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng sữa lại có thể gây nổi mụn.

Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng sữa lại có thể gây nổi mụn.

Trong sữa có chứa một lượng Androgen cực kỳ cao. Đây là chất được đánh giá có thể gây nên tình trạng nổi mụn nhanh hơn.

Ngoài Androgen thì sữa tươi nguyên chất còn có thành phần Testosterone có thể tổng hợp tạo ra chất DHT kích thích sự hoạt động của bã nhờn tiết ra nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho lỗ chân lông của bạn bị tắc nghẽn và nổi nhiều mụn hơn.

Không dừng lại ở đó, một trong những lý do khiến uống sữa có nổi mụn không đó chính là protein có trong sản phẩm này sẽ giải phóng các hormone mang tên IGF-1. Đây là hormone có thể tác động vào cơ thể khiến người bạn bị nóng hơn và mụn trứng cá từ đó cũng phát triển nhanh chóng hơn.

Trong sữa có một số thành phần gây nên tình trạng nổi mụn.

Trong sữa có một số thành phần gây nên tình trạng nổi mụn.

Trong sữa cũng có chứa hàm lượng đường Lactose có thể dễ gây nên tình trạng mụn trứng cá. Bởi lẽ, loại thành phần này cực kỳ khó hấp thụ và tiêu hóa. Do đó, nó rất dễ dẫn đến tình trạng nóng trong người, mụn nhọt.

Hạn chế dùng thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, bánh kẹo, socola và các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Việc ăn các loại thức ăn nhanh giàu calo, chất béo và carbohydrate tinh chế có khả năng cao gây ra tình trạng mụn.

Một số loại thực phẩm quen thuộc nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng khả năng nổi mụn.

Một số loại thực phẩm quen thuộc nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng khả năng nổi mụn.

Một nghiên cứu trên 5.000 người Trung Quốc cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ phát triển mụn đến 43%, và thường xuyên ăn đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ lên ​​17%.

Những người đang có vấn đề về mụn nên hạn chế nạp vào quá nhiều những loại thực phẩm đồ ăn nhanh.

Những người đang có vấn đề về mụn nên hạn chế nạp vào quá nhiều những loại thực phẩm đồ ăn nhanh.

Nghiên cứu khác với 2.300 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra việc thường xuyên ăn bánh mì kẹp thịt hoặc xúc xích làm tăng nguy cơ phát triển mụn đến 24%.

Các loại thức ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, gà rán, xúc xích, khoai tây chiên, soda… có thể làm tăng nguy cơ bị mụn do có thể làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

Cần uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, củ và trái cây vào chế độ dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều kẽm như hàu, hạt bí, bí đỏ, gan cừu và lúa mì.

Bí đỏ chứa nhiều vitamin B như niacin, riboflavin và folate nên có lợi trong việc điều trị mụn trứng cá. Thêm vào đó, bí đỏ giúp tăng cường lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào.

Bí đỏ đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa loãng xương, tăng huyết áp,… bên cạnh đó, nếu biết sử dụng đúng cách, bí đỏ còn là trợ thủ đắc lực trong công cuộc tránh mụn.
Bí đỏ đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa loãng xương, tăng huyết áp,… bên cạnh đó, nếu biết sử dụng đúng cách, bí đỏ còn là trợ thủ đắc lực trong công cuộc tránh mụn.

Bên cạnh đó, bí đỏ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa mạnh. Thêm vào đó, bí đỏ còn giàu hàm lượng beta-carotene giúp đẩy lùi tác hại của tia UV và cải thiện kết cấu da. Ngoài ra, bí đỏ có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, ngăn ngừa nếp nhăn và thậm chí là ung thư da.

Ngoài ra tuổi dậy thì nên bổ sung viên uống bổ sung sắt, kết hợp các các dưỡng chất tạo máu như acid folic, vitamin B12.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ