Tại New Delhi, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký hợp đồng với Công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) để triển khai sản xuất động cơ máy bay RD-33. Giá trị thương vụ vào khoảng 630 triệu USD.
Những động cơ nói trên dự kiến sẽ cho phép Không quân và Hải quân Ấn Độ duy trì phi đội gồm hơn 100 máy bay chiến đấu MiG-29 đang hoạt động.
Động cơ hàng không sẽ được chế tạo theo giấy phép của một nhà sản xuất Nga tại nhà máy ở Koraput. Chương trình tập trung vào việc bản địa hóa một số thành phần quan trọng.
Động cơ phản lực RD-33 trong nhà chứa máy bay chiến đấu MiG-29. |
Việc nội địa hóa cũng sẽ giúp Ấn Độ tự đại tu các động cơ RD-33 hiện có, đã cạn kiệt tài nguyên trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên ban đầu quá trình này sẽ bị hạn chế khi động cơ chỉ được sản xuất trên cơ sở các linh kiện có sẵn do Nga cung cấp.
Bất chấp phi đội MiG-29 của mình đã cũ, Ấn Độ vẫn tiếp tục tích cực vận hành và đầu tư vào việc phát triển cũng như bảo trì các máy bay này.
Vào cuối năm ngoái, báo chí biết rằng Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định hiện đại hóa MiG-29 của mình lên ngang tầm MiG-29UPG. Sự đổi mới chính sẽ là việc tích hợp tên lửa không đối đất tầm xa Rampage của Israel.
Phóng tên lửa Rampage từ máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Israel. |
Tên lửa Rampage có tầm bay tối đa 250 km và tốc độ Mach 1,6. Đầu đạn nặng 150 kg đảm bảo tiêu diệt hầu hết các mục tiêu mặt đất, việc sử dụng camera hồng ngoại đảm bảo độ chính xác cao.
Ngoài ra, việc hiện đại hóa sẽ bao gồm nâng cấp giao diện kỹ thuật số mới, đổi mới các hệ thống dẫn đường và máy tính điều khiển trung tâm.
Bên cạnh đó, New Delhi cũng quan tâm đến các mẫu máy bay hiện đại hơn của Nga.
Vào tháng 9 năm ngoái, nước này đã đặt mua thêm một lô máy bay chiến đấu Su-30MKI để thay thế các chiến đấu cơ mà Không quân Ấn Độ bị tổn thất sau tai nạn.
Tiêm kích hạng nhẹ Tejas và MiG-29K cất - hạ cánh trên tàu sân bay INS Vikrant của Hải quân Ấn Độ. |