Ấn Độ sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?

GD&TĐ - Quy mô nền kinh tế Ấn Độ được dự báo sẽ chỉ đứng sau Trung Quốc và vượt cả Mỹ.

Ấn Độ sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?

Theo dự báo cho đến năm 2075, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, họ không chỉ vượt qua Nhật Bản và Đức mà còn cả Hoa Kỳ.

Ông Santanu Sengupta - nhà kinh tế Ấn Độ tại Goldman Sachs Research cho biết: "Trong hai thập kỷ tới, tỷ lệ phụ thuộc của Ấn Độ sẽ ở mức thấp nhất trong khu vực".

Tỷ lệ phụ thuộc của một quốc gia được đo bằng số người phụ thuộc so với tổng dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ phụ thuộc thấp cho thấy có nhiều người trưởng thành trong độ tuổi lao động với khả năng hỗ trợ thanh niên và người già nhiều hơn.

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới khi xét về quy mô.

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới khi xét về quy mô.

Tờ báo The Economist nhấn mạnh rằng Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ trong đổi mới và công nghệ hơn là một số người có thể nhận ra.

“Rõ ràng yếu tố nhân khẩu học đứng về phía đất nước Nam Á này, nhưng nó sẽ không phải là động lực duy nhất trong tăng trưởng GDP. Đổi mới và tăng năng suất sẽ rất cần thiết cho nền kinh tế lớn thứ năm thế giới vào thời điểm hiện tại".

Theo nghiên cứu của Goldman Sachs, trong 52 năm nữa, quy mô nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 57 nghìn tỷ USD, Ấn Độ - 52,5 nghìn tỷ USD, Mỹ - 51,5 nghìn tỷ USD, Khu vực đồng tiền chung châu Âu - 30,3 nghìn tỷ USD và Nhật Bản - 7,5 nghìn tỷ USD.

Mặc dù vậy những con số nói trên chỉ mang tính dự đoán trong điều kiện chúng ta có một thế giới tương đối ổn định, còn trong tình trạng bất ổn hiện nay, chưa có gì đảm bảo chắc chắn viễn cảnh của kinh tế Ấn Độ sẽ trở thành hiện thực.

Theo The Economist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.