Để đạt được điều này, không có lựa chọn nào tốt hơn là đàm phán với Mỹ về việc lưu trữ trữ lượng dầu chiến lược mà Ấn Độ mua từ Mỹ trên chính lãnh thổ nước này.
Theo ông Pradhan, việc đặt một kho dự trữ dầu chiến lược tại Mỹ sẽ cho phép Ấn Độ tự bảo vệ mình trước sự gián đoạn nguồn cung cũng như việc tăng giá dầu.
Được biết, một thỏa thuận tương ứng đã được ký bởi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ.
Hiện tại, Ấn Độ đang lưu trữ hơn 700 triệu thùng dầu thô tại Mỹ, trong khi đó, chỉ có 38 triệu thùng được lưu trữ tại Ấn Độ. Số lượng này là đủ cho Ấn Độ sử dụng trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, theo qui định của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cần dự trữ đủ lượng dầu có thể sử dụng trong thời gian ít nhất là 90 ngày. Để tuân thủ yêu cầu này, Ấn Độ quyết định không xây dựng các cơ sở lưu trữ bổ sung mà thuê các cơ sở còn trống tại Mỹ.
Bộ trưởng Bộ năng lượng Ấn Độ nhấn mạnh, bước đi này của Ấn Độ cho thấy quan hệ đối tác và mức độ tin cậy cao giữa hai nước, có vai trò quan trọng cả về lĩnh vực năng lượng và kinh tế.
Theo Bộ trưởng, từ năm 2017 đến 2019, xuất khẩu dầu thô từ Mỹ sang Ấn Độ đã tăng gần 10 lần. Hiện tại, Ấn Độ đang là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Mỹ trên thị trường thế giới.
“Quan hệ đối tác năng lượng chiến lược có bốn lĩnh vực hợp tác chính là dầu khí, năng lượng, các nguồn năng lượng tái tạo và tăng trưởng bền vững. Thông qua quan hệ đối tác năng lượng chiến lược, Mỹ và Ấn Độ đang cùng hướng tới tăng cường an ninh năng lượng, mở rộng việc hợp tác trong lĩnh vực này và đổi mới các ngành năng lượng tương ứng”, trích lời ông Pradhan.