Ấn Độ giải bài toán cử nhân thất nghiệp

GD&TĐ - Mặc dù, số lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm tại Ấn Độ cao, chỉ 51,25% trong số họ được coi là có đủ kỹ năng làm việc.

Một nửa tân cử nhân tại Ấn Độ không tìm được việc.
Một nửa tân cử nhân tại Ấn Độ không tìm được việc.

Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp tại Ấn Độ đang nằm ở mức cao. Chính phủ phải tìm cách tạo ra cơ hội việc làm cho các cử nhân để giải quyết bài toán khó về nhân lực.

Mặc dù, số lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm tại Ấn Độ cao, chỉ 51,25% trong số họ được coi là có đủ kỹ năng làm việc. Một trong những nguyên nhân chính là thiếu tương thích giữa chương trình giảng dạy tại các trường đại học và yêu cầu thực tế của thị trường lao động.

Chuyên gia kinh tế Lekha Chakraborty nhận định: “Dù ngày càng nhiều người tốt nghiệp cử nhân, nhưng họ không được trang bị đầy đủ kỹ năng thực tế để làm việc trong các ngành nghề cần thiết”.

Tương tự, các chuyên gia chỉ ra nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật không đủ khả năng để làm việc trong lĩnh vực này, do chương trình đào tạo thiếu các yếu tố thực tiễn và không đáp ứng nhu cầu công việc luôn cập nhật và đổi mới.

Những khảo sát gần đây cho thấy một số lượng lớn học sinh từ 14 đến 18 tuổi không thể đọc hiểu các câu tiếng Anh đơn giản và gặp khó khăn với những bài toán cơ bản. Hệ thống giáo dục không chỉ thiếu hụt cơ sở hạ tầng, mà còn chưa được đầu tư ngân sách kịp thời, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục y khoa.

Ví dụ điển hình cho sự bất cập này là ngành chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê, tính đến tháng 3/2023, chỉ có khoảng 4,4 nghìn bác sĩ chuyên khoa làm việc trong các trung tâm y tế cộng đồng, trong khi nhu cầu thực tế cần tới 22 nghìn người.

Hệ thống đào tạo hiện tại không chuẩn bị đầy đủ cho sinh viên đối mặt với các thách thức thực tế trong công việc, dẫn đến sự thiếu hụt lực lượng lao động trong các khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

Ông Chakraborty, chuyên gia nghiên cứu y tế, nhận xét: “Các chương trình đào tạo hiện tại thường không chuẩn bị đầy đủ cho sinh viên tốt nghiệp về thực tế của hệ thống chăm sóc sức khỏe hoặc không phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương”.

Nguyên nhân khác là do khát vọng nghề nghiệp của giới trẻ Ấn Độ. Gần 83% lực lượng lao động thất nghiệp là những người trong độ tuổi từ 15 đến 29. Nhiều người trong số họ có trình độ học vấn cao nhưng chỉ chọn công việc văn phòng, từ chối những ngành nghề có cơ hội thăng tiến. Lựa chọn ổn định cản trợ nhiều tân cử nhân khi tìm việc làm trong thị trường lao động.

Để giải quyết tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ, Chính phủ Ấn Độ đã cải thiện đào tạo nghề và phát triển kỹ năng, với mục tiêu giúp đỡ 10 triệu người trẻ trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề hiện tại và chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai vẫn là một thử thách lớn.

Theo nhiều chuyên gia, để thực sự đạt được lợi ích từ tỷ lệ dân số vàng, Ấn Độ cần cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục và chú trọng phát triển kỹ năng nghề nghiệp thực tế cho sinh viên.

Các yếu tố như sự không tương thích giữa giáo dục và nhu cầu thị trường, khát vọng nghề nghiệp không quá cao, đầu tư hạn chế vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục và y tế cần được chính phủ nước này quan tâm và đưa ra phương án kịp thời.

GS Arun Kumar, chuyên gia kinh tế tại Đại học Jawaharlal Nehru, cho biết: “Hệ thống giáo dục của đất nước còn nhiều thiếu sót. Chính phủ chưa đầu tư nhiều vào các lĩnh vực y tế và giáo dục. Điều này không chỉ gây khó khăn cho hệ thống lao động, mà còn làm giảm khả năng phát triển của đất nước”.

Theo Deutsche Welle

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Đặng Khắc Bình (thứ 4 từ phải sang) chụp hình kỷ niệm cùng học trò. Ảnh: NVCC

Vần thơ xanh thầm

GD&TĐ - Khi tôi viết những dòng này thì thầy đang phải vận lộn chiến đấu để chống lại căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Những bạn lịch bàn cần mẫn nhắc lịch trình. Ảnh: Bình Thanh

Người bạn nhắc thời gian cần mẫn

GD&TĐ - Mỗi dịp năm cũ chuẩn bị hết và năm mới sắp đến, cơ quan luôn tặng mẹ tôi rất nhiều bạn lịch treo tường, để bàn để sử dụng trong năm mới.

Minh họa/INT

Viêm quanh móng - chín mé

GD&TĐ - Đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân có một loại bệnh lý thường gặp mang tên viêm quanh móng hay còn gọi là chín mé.