Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục

GD&TĐ - Theo báo cáo mới từ UNESCO, Ấn Độ đã duy trì mức phân bổ từ 4,1 - 4,6% GDP cho giáo dục từ năm 2015 đến nay.

Ấn Độ đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục.
Ấn Độ đặc biệt quan tâm phát triển giáo dục.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) khuyến nghị các quốc gia nên đầu tư từ 4 - 6% GDP cho lĩnh vực giáo dục. Mức phân bổ của Ấn Độ cho thấy cam kết mạnh mẽ và sự quan tâm đặc biệt của chính phủ đối với lĩnh vực này.

Báo cáo cũng cho thấy chi tiêu cho giáo dục của Ấn Độ chiếm từ 13,5 - 17,2% tổng chi tiêu công, vượt xa mục tiêu 15 - 20% mà các quốc gia đặt ra trong khung phát triển bền vững. Chi tiêu của Ấn Độ vượt xa so với nhiều nước láng giềng ở khu vực Nam Á, nơi mà việc đầu tư cho giáo dục đang gặp khó khăn.

Đơn cử, năm 2022, chi tiêu cho giáo dục của Ấn Độ chỉ thấp hơn một số quốc gia như Bhutan và Kazakhstan, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với các nước lớn khác trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Afghanistan hay Pakistan. Trong khi đó, Nepal và Bhutan phân bổ 4 - 6% cho giáo dục.

Khoản đầu tư ổn định của Ấn Độ vào giáo dục chứng tỏ nỗ lực không ngừng để cung cấp nền giáo dục công bằng, chất lượng cho tất cả mọi người. Động thái trên của Chính phủ Ấn Độ không chỉ góp phần vào sự phát triển của đất nước mà còn thúc đẩy sự tiến bộ chung trong khu vực khi chi tiêu cho giáo dục giảm mạnh trên toàn cầu sau dịch Covid-19.

Theo The Times of India

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.