Ấn Độ: Bất cập ngân sách cho giáo dục đại học

GD&TĐ - Trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội như GD là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của một quốc gia, chi tiêu của chính phủ về GD ở Ấn Độ, tính theo phần trăm GDP, đã giảm từ 3,1% trong năm 2012 - 2013 xuống còn 2,4% trong 2015 - 2016, với mức tăng biên tới 2,7% trong dự toán ngân sách cho 2017 - 2018. Đó là những con số được Amit Kapoor, Chủ tịch Viện Năng lực cạnh tranh của chính phủ Ấn Độ, dẫn từ kết quả khảo sát kinh tế quốc gia niên khóa tài chính 2017 - 2018.

Sự phân bổ ngân sách cho GD ĐH ở Ấn Độ đang quá ưu ái cho các trường ĐH trung tâm (trong ảnh là SV Trường ĐH Quốc tế Manav Rachna, một trong những trường ĐH lớn nhất của Ấn Độ)
Sự phân bổ ngân sách cho GD ĐH ở Ấn Độ đang quá ưu ái cho các trường ĐH trung tâm (trong ảnh là SV Trường ĐH Quốc tế Manav Rachna, một trong những trường ĐH lớn nhất của Ấn Độ)

Hạn hẹp kinh phí

Cũng theo Amit Kapoor, trong tổng số ngân sách dành cho GD, chính phủ Ấn Độ chỉ cấp khoảng 1% GDP cho GD ĐH, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển như Hoa Kỳ hay Vương quốc Anh, những nơi có nền GD ĐH hàng đầu thế giới. Cụ thể Hoa Kỳ chi khoảng 1,37% GDP của mình vào GD ĐH và ở Anh là 1,34% GDP.

Mặc dù tăng chi tiêu của chính phủ cho GD không đảm bảo hiệu suất được cải thiện của các cơ sở đào tạo, bởi vấn đề này còn phụ thuộc vào vô số các yếu tố khác, nhưng dù sao ngân sách quốc gia cũng là yếu tố cần thiết trong việc kích thích sự phát triển của các cơ sở đào tạo, giúp các cơ sở có tiềm lực để cạnh tranh và vươn ra thế giới.

Đi sâu hơn về chi phí cho GD ĐH, Amit Kapoor chỉ ra rằng ngân sách của chính quyền trung ương dành cho GD ĐH đã tăng từ 15, 472 rupee crore (cách đánh số trong hệ số đếm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Nepal; với 1 crore tương đương 1.000.000; còn rupee là đơn vị tiền tệ Ấn Độ) trong năm 2010 - 2011 lên 34,862 rupee crore trong 2017 - 2018. Niên khóa tài chính cho năm 2018 - 2019 được phân bổ tăng 0,4%. Theo Chủ tịch Viện Năng lực cạnh tranh quốc gia, các khoản chi này dường như không phù hợp với các dự báo tăng trưởng cho hệ thống GD ĐH về tuyển sinh hay phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng.

Bất cập trong phân bổ

Một vấn đề nữa mà hệ thống GD ĐH của Ấn Độ phải đối mặt là sự thiếu hụt liên tục giữa nhu cầu dự kiến về kinh phí và phân bổ thực tế. Trong các ước tính ngân sách cho niên khóa tài chính 2018 - 2019, chỉ có khoảng 55% các quỹ được yêu cầu đã được phân bổ cho GD ĐH. Chưa kể việc phân bổ ngân sách cũng cho thấy sự bất cập, với khoảng một nửa số kinh phí được trao cho các trường ĐH trung tâm (như một gói trợ cấp quốc gia), Viện Công nghệ Ấn Độ (IITs), và các cơ quan quản lý (UGCs và AICTE); số tiền còn lại được dành cho các trường ĐH ở các tiểu bang và hệ thống trường CĐ, với số lượng đông đảo hơn rất nhiều.

Theo Amit Kapoor, đối với các trường ĐH ở các tiểu bang, vốn chiếm số lượng áp đảo trong hệ thống GD ĐH của Ấn Độ, bị hạn chế về tài chính do ngân sách hạn hẹp của chính quyền tiểu bang, Chương trình RUSA là một hướng đi đầy hứa hẹn, miễn là nguồn kinh phí của chính quyền trung ương được giải ngân tối đa và được kiểm soát chặt chẽ, công bằng với sự điều tiết của các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền. 

Amit Kapoor cũng dẫn Báo cáo thường niên năm 2016 của Quốc hội Ấn Độ về Phát triển nguồn nhân lực, mang chủ đề: “Vấn đề và thách thức trước ngành GD ĐH ở Ấn Độ”. Báo cáo chỉ ra rằng, khoảng 65% ngân sách UGCs được sử dụng bởi các trường ĐH trung tâm, trong khi các trường ĐH địa phương và trường CĐ chỉ nhận được 35% còn lại. Khảo sát toàn quốc về GD ĐH năm 2017 - 2018 cho thấy, các trường ĐH và cơ sở ĐH liên kết của họ chiếm phần lớn trong tổng số tuyển sinh ĐH và CĐ trên toàn quốc, nhưng nguồn kinh phí của chính phủ cấp cho họ không đủ để đáp ứng mục tiêu phát triển.

Để giải quyết các vấn đề về công bằng, tiếp cận và vượt trội trong các cơ sở GD ĐH của nhà nước, chính quyền trung ương đã khởi động Chương trình Rashtriya Uchchatar Shiksha Abhiyan (RUSA) vào năm 2013, theo đó các trường ĐH và CĐ đủ điều kiện được nhận tài trợ từ chính phủ theo tỷ lệ 60:40 cho các trạng thái danh mục chung (các hoạt động thông thường), 90:10 cho các trạng thái loại đặc biệt và 100% cho các tổ chức công đoàn.

Theo Economic Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ