Ám ảnh nỗi đau đuối nước ở trẻ em

GD&TĐ - Đuối nước đối với trẻ em không còn là hiện tượng của riêng địa phương nào, mà đã trở thành nỗi lo của toàn xã hội.

Nhiều trường học đưa dạy bơi vào môn chính khóa.
Nhiều trường học đưa dạy bơi vào môn chính khóa.

Dù thường xuyên được cảnh báo trên các phương tiện truyền thông, nhưng số lượng trẻ bị đuối nước vẫn cao, nhất là dịp đầu hè, gây ra những mất mát cho người ở lại.

Nhiều nỗ lực nhưng vẫn đầy lo lắng

Đánh giá về công tác phòng chống đuối nước ở trẻ em tại Hội thảo “Tăng cường các giải pháp chỉ đạo trong công tác tuyên truyền phòng chống đuối nước ở trẻ em” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tại Việt Nam (GHAI) tổ chức vào tháng 12/2020, các chuyên gia trong và ngoài nước đều có chung một nhận định: Mạng lưới phòng chống đuối nước trẻ em được triển khai đã tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, đoàn thể và các tổ chức trong triển khai các can thiệp phòng, chống đuối nước trẻ em...

Cộng đồng, gia đình đã quan tâm hơn trong công tác này. Nhờ vậy, tai nạn đuối nước ở trẻ em giảm đều hàng năm.

Tuy nhiên số lượng trẻ em bị đuối nước hiện vẫn rất cao, trung bình mỗi năm tai nạn đuối nước ở nước ta cướp đi sinh mạng của hơn 3.000 thanh thiếu niên, trong đó trên 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi.

Vụ việc xảy ra chủ yếu tại cộng đồng, chiếm 77,6% (ao, sông, suối, hồ, biển, ngã xuống hố ga, hố xây dựng); 15,8% tại gia đình và 6,6% tại nơi khác. Với con số đáng buồn này, nước ta trở thành quốc gia có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước phát triển.

Điều đáng nói là năm nào cũng vậy, các vụ đuối nước luôn tăng cao vào mùa hè, trở thành nỗi lo canh cánh, bất an đối với các bậc cha mẹ, trở thành nỗi ám ảnh trong cộng đồng xã hội.

Học kỳ quân đội giúp trẻ học được nhiều kỹ năng mềm. Ảnh : Thế Đại
Học kỳ quân đội giúp trẻ học được nhiều kỹ năng mềm. Ảnh : Thế  Đại

Đi tìm nguyên nhân

Theo một số chuyên gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhận thức xã hội và người dân về phòng chống đuối nước còn hạn chế, nhất là các bậc phụ huynh. Sự giám sát, chăm sóc trẻ ở vùng nông thôn và vùng kinh tế khó khăn chưa được quan tâm nhiều.

Chính vì nhiều người lớn không hiểu điều đó nên không rèn luyện, hướng dẫn cho con trẻ biết bơi hoặc có kỹ năng để xử lý dẫn đến những vụ đuối nước thương tâm. Cùng với đó việc việc tuyên truyền, giáo dục về kiến thức và các kỹ năng ứng phó và ngăn ngừa đuối nước cho trẻ em chúng ta cũng chưa làm được tốt và thường xuyên.

Thậm chí, nhiều trẻ em biết bơi nhưng vẫn chết đuối bởi các em không được trang bị kỹ năng mềm phòng chống đuối nước, nên chính các nạn nhân đã gặp phải những rủi ro đau lòng. Trong khi đó, môi trường sống xung quanh trẻ em còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn, hệ thống sông ngòi, ao, hồ chằng chịt.

Nhiều ngôi nhà, trường học, đường giao thông, nơi vui chơi gần sông ngòi, ao, hồ nhưng không có rào chắn, hay biển báo nguy hiểm. Đây chính là sự chủ quan và trách nhiệm của những người lớn khi chưa tạo dựng được môi trường sống, học tập, vui chơi cho trẻ thực sự an toàn.

Rất cần sự chung tay

Trẻ em cần được học các kỹ năng sinh tồn.
Trẻ em cần được học các kỹ năng sinh tồn.

Đã đến lúc toàn xã hội phải chung tay và có những hành động thiết thực để ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng đuối nước trẻ em.

Trong đó, bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em, thì một trong những giải pháp quan trọng để không còn những nỗi đau mang tên đuối nước, chính là cần sự chung tay vào cuộc cả cộng đồng trong việc xã hội hóa dạy trẻ biết bơi, dạy các kỹ năng về phòng chống đuối nước, kỹ năng giúp người bị tai nạn đuối nước.

Chính quyền địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giám sát, bảo đảm an toàn cho trẻ dịp hè. Các địa phương cần rà soát các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ để chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp nghỉ hè, mùa mưa bão và mùa nước nổi. Cụ thể như làm rào chắn, biển cảnh báo tại hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm... để nhắc nhở và cảnh báo trẻ em.

Bên cạnh đó đối với các trường phổ thông cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức cho trẻ em, HS trong việc tuân thủ quy định về an toàn khi tham gia hoạt động xã hội trong đời sống hằng ngày.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, nhân viên trường học trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ. Đặc biệt là đưa nội dung về phòng, chống đuối nước, thương tích ở trẻ em vào nhắc nhở thường xuyên trong các giờ sinh hoạt hàng ngày, hàng tuần ở trường học…

Và điều không thể không nhắc đến chính là sự quan tâm, nhắc nhở thường xuyên từ phía gia đình. Khi kỳ nghỉ hè đã đến, các bậc cha mẹ phải luôn để mắt tới con nhỏ và dặn dò các em không được đến gần sông, hồ, không xuống nước nếu không có người lớn đi cùng.

Các cơ sở Đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội cần tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè bổ ích cho trẻ cũng như giám sát trẻ để giảm nguy cơ dẫn đến đuối nước ở trẻ em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.