Ai cũng nghĩ cô gái này đã chết khi rơi khỏi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét, cho đến tận 12 ngày sau

Khi chiếc máy bay bị vỡ ra từng mảnh, cô gái vẫn bị cột chặt trong chỗ ngồi của mình và nhanh chóng rơi xuống mặt đất từ độ cao hơn 3.000 mét.

Ai cũng nghĩ cô gái này đã chết khi rơi khỏi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét, cho đến tận 12 ngày sau

Trong xã hội hiện đại, những thiết bị, máy móc, phương tiện công nghệ cao đã giúp cuộc sống của chúng ta trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Lấy máy bay làm ví dụ, nhờ có phương tiện giao thông này mà việc di chuyển khắp nơi trên thế giới bỗng trở nên dễ dàng như trò chơi trẻ con. Ai cũng yêu thích máy bay, nó giúp mọi người di chuyển nhanh, rút ngắn thời gian và lại khá thoải mái. Nhưng với cô gái 17 tuổi này thì không. Cô gái ấy đã trải qua những khoảnh khắc kinh hoàng nhất trong đời mình.

Juliane Koepcke sinh ra ở Peru nhưng có bố là nhà động vật học, mẹ là nhà nghiên cứu về chim, Juliane hầu như học ở nhà cùng bố mẹ và dành phần lớn thời gian tìm hiểu, học hỏi ở rừng nhiệt đới Peru. Em đến nơi này khi mới 14 tuổi. Giáng sinh năm 1971, Juliane cùng mẹ bay từ Peru để đến thăm bố đang ở trạm quan sát ở rừng Amazon.

Ai cũng nghĩ cô gái này đã chết khi rơi khỏi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét, cho đến tận 12 ngày sau - Ảnh 1.

Juliane Koepcke chụp ảnh cùng bố mẹ. (Ảnh: Internet)

Chuyến bay hôm ấy, cả mẹ và Juliane rất lo lắng khi máy bay khởi hành trễ sau vài giờ hoãn bay. Đến sau đó, khi máy bay bay ngang qua dãy núi Andes, tất cả 92 hành khách lại đứng ngồi không yên khi thời tiết xấu, sấm sét, gió bão. Chẳng ai mong muốn chuyện không hay xảy ra. Người mẹ nhanh chóng trấn an con gái: “Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi con”.

Ai cũng nghĩ cô gái này đã chết khi rơi khỏi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét, cho đến tận 12 ngày sau - Ảnh 2.

Juliane cùng mẹ đã bay từ Lima, Peru đến Pucallpa để gặp bố. (Ảnh: Internet)

Bất ngờ một động cơ hỏng, một cánh quạt bị gãy, máy bay bị sét đánh tơi tả. Cảnh tượng hỗn loạn trên máy bay, tình huống xấu nhất đã xảy ra. Mặc cho các hành khách khác gào thét, khóc lóc, mẹ con Juliane vẫn yên lặng nắm chặt tay nhau. Khi chiếc máy bay bị vỡ ra từng mảnh, Juliane vẫn bị cột chặt trong chỗ ngồi của mình và nhanh chóng rơi xuống mặt đất từ độ cao hơn 3.000 mét. Juliane rơi xuống, xuyên qua các tầng lá cây dày đặc.

Bất ngờ thay, sáng hôm sau, cô gái tỉnh dậy vả cảm nhận cơ thể mình đau buốt. Xương đòn gãy, và một vết cắt thật sâu trên chân của Juliane, em hét lên thật to để tìm mẹ nhưng chẳng thấy mẹ cũng như bất kì ai khác. “Mình sống sót sau tai nạn rơi máy bay”, Juliane nghĩ thầm rồi lấy hết dũng khí, một mình đi xuyên qua khu rừng.

Nhờ kinh nghiệm hơn 1,5 năm sống trong rừng cùng bố mẹ, Juliane biết rằng nếu đi về phía hạ lưu, em sẽ có cơ hội tìm được cư dân sinh sống, biết được nếu ở giữa sông suối, em sẽ tránh được cá sấu piranha, biết được đâu là cây độc, đâu là quả an toàn. Vậy là cô bé đã nhặt đầy một túi hoa quả rồi tìm một con lạch, sông, suối mà mình có thể đi dọc theo đó.

Đó là một ngày nóng bức, mưa, khó khăn để di chuyển. Vào ngày thứ 4, Juliane nghe được tiếng sói con rú lên, em biết, mình sắp phải đổi mặt với hiểm nguy. “Tôi rất sợ vì tôi biết nó chỉ xuất hiện khi có một vụ tàn phá và tôi biết ở đó có rất nhiều xác chết từ vụ rơi máy bay. Khi thấy một góc ở dòng suối, tôi thấy băng ghế có 3 hành khách đầu bị đập xuống đất. Tôi bị cứng người vì hoảng sợ. Đó là lần đầu tiên tôi thấy xác chết”, Juliane ghi lại trong hồi kí.

Cô bé lo sợ đó là mẹ nhưng rồi cảm thấy nhẹ nhõm khi nhận ra đó không phải mẹ. Juliane tiếp tục đi về phía hạ lưu.

Ngày thứ 10, Juliane gần như mất ý thức, khó đứng vững, trôi dạt về bờ một con sông lớn mà em tìm thấy. Cô bé nhìn thấy một con thuyền lớn và ban đầu em nghĩ đó là ảo giác. Nhưng khi nhìn thật kĩ, Juliane phát hiện ra đó là con đường nhỏ dẫn vào rừng. Men sâu vào, em tìm thấy một túp lều. Nơi đó, Juliane đã tìm thấy động cơ, xăng và em đã dùng xăng để làm sạch vết thương đang bị nhiễm khuẩn.

Sáng hôm sau thức giấc, Juliane bỗng nghe thấy tiếng xôn xao bên ngoài. Những người phát hiện ra Juliane đã rất sốc. Nhanh chóng, cô bé giới thiệu tên cùng tai nạn máy bay mình vừa gặp phải. May mắn thay, những người này đã giúp em tìm được bố. Trong vài ngày kế tiếp, mọi người chia nhau tìm kiếm mẹ của Juliane. Cuối cùng, họ cũng đã tìm thấy và biết được rằng, khi rơi xuống đất, bà vẫn còn sống nhưng do vết thương quá nặng, bà đã qua đời vài ngày sau đó.

Ai cũng nghĩ cô gái này đã chết khi rơi khỏi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét, cho đến tận 12 ngày sau - Ảnh 3.

Juliane khi được cứu sống, chăm sóc đặc biệt. (Ảnh: Internet)

Ai cũng nghĩ cô gái này đã chết khi rơi khỏi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét, cho đến tận 12 ngày sau - Ảnh 4.

Juliane tốt nghiệp một thời gian sau tai nạn rơi máy bay. (Ảnh: Internet)

Ngay sau đó, Juliane đã trở thành cô gái huyền thoại lúc bấy giờ khi là người sống sót sau vụ tai nạn máy bay và một mình đi xuyên rừng để tìm người cứu giúp. Đến 40 năm sau, khi đã 57 tuổi, câu chuyện của Juliane đã trở thành đề tài của một bộ phim tài liệu, và giờ là quyển hồi kí. 

Ai cũng nghĩ cô gái này đã chết khi rơi khỏi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét, cho đến tận 12 ngày sau - Ảnh 5.

Câu chuyện của Juliane đã trở thành đề tài của một bộ phim tài liệu. (Ảnh: Internet)

Ai cũng nghĩ cô gái này đã chết khi rơi khỏi máy bay ở độ cao hơn 3.000 mét, cho đến tận 12 ngày sau - Ảnh 6.

Bà bên cạnh xác máy bay bị rơi từ hơn 40 năm trước. (Ảnh: Internet)

Bà giờ đây là nhà sinh vật học, thủ thư ở thư viện Bararian State Collection of Zoology. Bà thường xuyên quay trở lại Panguana - trạm nghiên cứu nơi ba mẹ bà từng làm việc - để chào đón các nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới.

Theo ttvn.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ