Ả-rập Xê-út dạy học sinh về vũ trụ

GD&TĐ - Từ 2023 - 2024, môn Khoa học Trái đất và Không gian sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy bậc trung học, theo thông tin từ Bộ Giáo dục Ả-rập Xê-út.

Ả-rập Xê-út đưa Khoa học Trái đất và Không gian vào chương trình phổ thông.
Ả-rập Xê-út đưa Khoa học Trái đất và Không gian vào chương trình phổ thông.

Động thái này được đưa sau khi 2 phi hành gia người Ả-rập Xê-út hoàn thành sứ mệnh bay vào vũ trụ hồi tháng 5 vừa qua.

Theo Bộ Giáo dục, việc đưa môn Khoa học Trái đất và Không gian vào chương trình giảng dạy nhằm nuôi dưỡng thái độ tích cực của học sinh đối với khoa học vũ trụ. Điều này sẽ truyền cảm hứng cho học sinh, khơi dậy trí tưởng tượng, sự tò mò khám phá thế giới xung quanh và thế giới bao la ngoài vũ trụ.

Chương trình học sẽ được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, cập nhật các tiến bộ gần đây trong lĩnh vực khoa học Trái đất và không gian. Nội dung xoay quanh các nguyên tắc cơ bản của khoa học Trái đất và vũ trụ, khám phá mối liên kết giữa Trái đất, bầu khí quyển, không gian, nước và các sinh vật sống.

Ngoài ra, môn học mới sẽ mang đến cho học sinh cơ hội trải nghiệm các ngành khoa học ứng dụng, tạo tiền đề cho việc khám phá các lĩnh vực mới như khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng...

Bộ Giáo dục hy vọng môn Khoa học Trái đất và Không gian sẽ khơi dậy đam mê của học sinh với lĩnh vực này để theo đuổi sự nghiệp trong các lĩnh vực như thám hiểm không gian, hàng không vũ trụ...; đồng thời, đóng góp cho sự tiến bộ trong các lĩnh vực viễn thám, thông tin liên lạc vệ tinh...

Theo Gulf News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.