9 ngân hàng bị phạt tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc

9 ngân hàng bị phạt tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến ngày 30.6 có 9 tổ chức tín dụng không thực hiện đúng lộ trình giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất theo đúng lộ trình.

 

Con số này đã giảm một nửa so số với cuối tháng 5. Một lần nữa, Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Giàu khẳng định tổ chức tín dụng không thực hiện việc giảm tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất theo đúng lộ trình sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với các tổ chức tín dụng.

Với việc kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, Ngân hàng Nhà nước đã và đang quyết tâm thực hiện theo đúng chỉ thị 01/CT-Ngân hàng Nhà nước được đưa ra trước đây.

Theo chỉ thị số 01/CT-NHNN
, đến ngày 30/6, các tổ chức tín dụng thực hiện tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22%.

Trường hợp các tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộtrình Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với các tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.

Đến 30/06/2011, nếu tốc độ tăng tín dụng có thể vượt mục tiêu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, NHNN áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật để kiểm soát tín dụng.
 
Thực hiện huy động và cho vay bằng vàng theo quy định tại Thông tư số 22 của NHNN; giảm mạnh huy động và cho vay bằng vàng.
 
Công bố công khai lãi suất huy động và cho vay trên website và tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng.
 
Thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước tính đến ngày 10/6, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,05% so với cuối năm 2010, trong đó, tín dụng VNĐ tăng2,72%; tín dụng bằng ngoại tệ tăng 22,21%; tín dụng ngắn hạn tăng 6,17%, tín dụng trung và dài hạn tăng 7,66%.

Dư nợ tín dụng lĩnh vực sản xuất tăng 10,97% so với cuối năm 2010 chiếm tỷ trọng83% tổng dư nợ. Trong đó, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 24,96%; tín dụng xuất khẩu tăng 25,77%. Dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm 9,46% chiếm tỷ trọng 16,92% tổng dư nợ

Trường hợp các tổ chức tín dụng chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình Ngân hàng Nhà nước áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp hai so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với các tổ chức tín dụng và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.

NHNN tiếp tục yêu cầu các ngân hàng giảm dần quy mô hoạt động trên thị trường liên ngân hàng cho phù hợp với cho vay doanh nghiệp và dân cư. Tập trung mọi nguồn lực vốn cho vay sản xuất kinh doanh, trong đó ưu tiên cho xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn.

Năm 2011, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15%-16%. Các tổ chức tín dụng thực hiện triển khai các công việc sau:

Một là, xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011 phù hợp với mục tiêu tốc độ tăng tín dụng dưới 20%.
 
Trường hợp xây dựng kế hoạch tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt 20%, phải báo cáo NHNN để xem xét trên cơ sở việc đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và mức độ ảnh hưởng đến tốc độ tăng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng.
 
Hai là, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Đến 30/6/2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31/12/2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.

Mục tiêu của việc áp dụng chính sách chặt chẽ trên nhằm tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD; kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 14 - 16% và tín dụng khoảng 15-17%; giảm mặt bằng lãi suất...

Hải Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ