8 mẹo hữu ích dạy trẻ về tiền

GD&TĐ - Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy con về tiền bạc, kể cả độ tuổi mẫu giáo cũng không ngoại lệ.

Lọ đựng trong suốt sẽ cho con thấy tiền của con đang tăng lên như thế nào. (Ảnh: ITN).
Lọ đựng trong suốt sẽ cho con thấy tiền của con đang tăng lên như thế nào. (Ảnh: ITN).

Sử dụng lọ trong suốt để tiết kiệm

Rất nhiều người trong chúng ta đã lớn lên với ký ức về một con lợn đất tiết kiệm màu đỏ. Đó là một ý tưởng tuyệt vời để tiết kiệm tiền, nhưng giới chuyên gia cho rằng những con lợn đất không mang lại cho trẻ tầm nhìn trực quan.

Thay vào đó, khi bạn sử dụng một chiếc lọ trong suốt, con có thể thực sự nhìn thấy số tiền đang tăng lên. Ví dụ, hôm qua con có một 10 nghìn đồng, hôm nay con có thêm một tờ 20 nghìn đồng,...

Lọ đựng trong suốt sẽ cho con thấy tiền của con đang tăng lên như thế nào. Cha mẹ cũng đừng quên chúc mừng khi thấy lọ tiền tiết kiệm của con đầy ắp.

Làm gương bằng thói quen sử dụng tiền của bạn

Thói quen tiết kiệm tiền và kiếm tiền ở trẻ được hình thành khá nhiều trong độ tuổi từ 6 đến 12. Đặc biệt, trẻ thường xuyên theo dõi cách cha mẹ sử dụng tiền. Giả sử, nếu bạn và đối tác thường xuyên tranh cãi về tiền bạc, trẻ cũng sẽ thấy điều đó.

Hãy trở thành một tấm gương lành mạnh cho con và con sẽ noi theo tấm gương đó khi chúng lớn lên. Thực tế, trẻ thích bắt chước hơn là được dạy.

Cho con thực hành cách sử dụng tiền

Khi dạy con về tiền bạc, bạn cần thực hành nhiều hơn là nói suông. Con cần phải trải nghiệm cách hoạt động của tiền.

Chẳng hạn, bạn có thể giúp con lấy một ít tiền từ khoản tiết kiệm, mang đến đến cửa hàng và để con tự trả tiền cho nhân viên thu ngân. Cho con trải nghiệm bài học trong thời gian thực sẽ có tác động nhiều hơn một bài giảng 5 phút.

Giúp con cân nhắc chi tiêu

Bạn có thể nói với con rằng “Nếu con mua trò chơi điện tử này, con sẽ không có tiền để mua đôi giày kia”. Ở độ tuổi mẫu giáo, con đã có thể cân nhắc các quyết định và hiểu được kết quả có thể xảy ra.

Giúp con hiểu số tiền của con nên được sử dụng như thế nào bằng cách so sánh chi phí của mặt hàng này với mặt hàng khác.

Tránh mua sắm bốc đồng

Lứa tuổi mẫu giáo thực sự biết cách tận dụng việc mua sắm bốc đồng, đặc biệt là khi mua bằng tiền của bố mẹ.

Thay vì nhượng bộ, hãy nói với con rằng chúng nên đợi ít nhất một ngày trước khi mua bất cứ thứ gì có giá trị. Món đồ vẫn còn đó vào ngày mai và con sẽ có thể đưa ra quyết định với một cái đầu tỉnh táo.

Khi cơn bốc đồng trôi qua, con thậm chí sẽ quên cả món đồ mình muốn mua. Đó là cách giúp con tiết kiệm tiền.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho đi

Khi con bắt đầu kiếm được một ít tiền, hãy chắc chắn rằng bạn dạy con về sự cho đi và sự hào phóng. Con có thể chọn tổ chức từ thiện hoặc thậm chí một người nào đó mà con biết họ đang cần giúp đỡ. Bằng cách này, con sẽ thấy việc cho đi không chỉ giúp ích cho người khác mà còn khiến con cảm thấy vui vẻ.

Giao cho con trách nhiệm về một tài khoản ngân hàng

Khi con trưởng thành, bạn có thể thiết lập cho con một tài khoản ngân hàng đơn giản. Điều này đưa việc quản lý tiền lên một tầm cao mới chuẩn bị cho con quản lý một tài khoản lớn hơn nhiều khi con già đi.

Giúp con tiết kiệm để học đại học

Không có thời điểm nào thuận lợi như hiện tại để con bắt đầu tiết kiệm cho việc học đại học. Trích một phần tiền thưởng của con để gửi vào tài khoản tiết kiệm đại học, con sẽ cảm thấy như được tham gia vào trò chơi khi tự đóng góp vào kế hoạch học tập của mình.

Thực tế, cha mẹ cần dạy con về tiền bạc ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, giai đoạn tuổi mẫu giáo, cha mẹ sẽ mất khá nhiều thời gian để giúp con hiểu về các khái niệm.

Và dĩ nhiên, việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng nếu bạn muốn con mình quản lý tiền bạc một cách có trách nhiệm thì việc dành thời gian ngay từ bây giờ sẽ rất đáng giá.

Theo ramseysolutions.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.