8 bí quyết ôn tập nhàn tênh, giành điểm cao môn Lịch sử

GD&TĐ - Môn Lịch sử là môn học mà nhiều học sinh cảm thấy lo lắng bởi khối lượng kiến thức cần ghi nhớ rất lớn, liên quan đến những con số và sự kiện. Tuy nhiên, nếu biết cách tổng hợp kiến thức một cách khoa học thì việc ôn tập sẽ trở nên hấp dẫn và dễ dàng hơn.

8 bí quyết ôn tập nhàn tênh, giành điểm cao môn Lịch sử
Thầy giáo trẻ tâm huyết - Hoàng Xuân Cường

Thầy Hoàng Xuân Cường, giáo viên môn Lịch sử, Trường liên cấp TH và THCS Ngôi Sao (Hà Nội) chia sẻ một số mẹo giúp học sinh lớp 9 ôn tập hiệu quả và đạt kết quả như ý với môn học "khó nhằn" này.

1. Hiểu rõ cấu trúc đề thi, theo đó đề gồm 40 câu trắc nghiệm với khoảng 30% là lịch sử thế giới và 70% lịch sử Việt Nam.

2. Khi đọc đề thi cần xác định đây là dạng câu hỏi khẳng định hay phủ định để chọn đáp án sao cho đúng.

3. Đề thường hỏi về những dấu ấn nổi bật của lịch sử như những sự kiện mang tính lần đầu tiên hay bước ngoặt, đặc điểm giai đoạn hoặc ý nghĩa nổi bật của đối tượng, nhóm các sự kiện trùng nhau về thời gian.

4. Học sinh nên sơ đồ hoá các mảng kiến thức và thấy được mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử thế giới và ngược lại.

Ví dụ: đến giai đoạn 1936-1939 chủ nghĩa phát xít đang đe dọa hòa bình trên toàn thế giới, lúc này cách mạng Việt Nam ưu tiên nhiệm vụ dân chủ chống phản động Pháp, tay sai và nguy cơ chiến tranh…

Bảng tóm tắt kiến thức giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ
Bảng tóm tắt kiến thức giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ 

5. Các em có thể học theo từ khoá, có thể dùng bút màu gạch chân hoặc dùng giấy nhớ. Đặc thù môn học là mưa dầm thấm lâu nên không thể vội vàng mà cần phải nắm vững từng mảng kiến thức.

6. Nên chuẩn bị kỹ năng loại trừ những phương án nhiễu để chọn ra đáp án đúng. Có những câu mang tính điển hình như khi nói về yếu tố quan trọng hay quyết định đến thắng lợi của cách mạng thì đó sẽ là vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

7. Học sinh nên lưu ý công thức hóa nội dung lịch sử như ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, chiến đấu chống chiến lược chiến tranh của Mĩ…

Ví dụ: nói về khái niện các chiến lược chiến tranh đều là: Lực lượng chính tham gia + Cố vấn quân sự Mĩ (MACV) + Kinh tế Mĩ, Vũ khí Mĩ (theo đó chỉ thay lực lượng tham gia ở mỗi chiến lược chiến tranh); Đảng Cộng sản Việt Nam = Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước + Chủ nghĩa Mác - Lênin.

8. Điều quan trọng cuối cùng mà thầy Cường lưu ý học sinh, đó là các em cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái trước khi vào phòng thi. Có như vậy, công sức ôn tập mới chuyển thành kết quả tốt đẹp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ