ETEP là Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo ông Lê Phan Quốc - Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM, mục tiêu của chương trình đã đạt được là giúp các giáo viên phổ thông cốt cán (GVPTCC) hiểu được làm thế nào để thực hiện thành công Chương trình GDPT 2018.
“Có tổng cộng 7500 GVPTCC của 19 Sở GD&ĐT khu vực phía Nam (bao gồm 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long và 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ) tham gia. Bên cạnh đó, chương trình cũng đã hỗ trợ 270.000 lượt giáo viên đại trà trong quá trình GVPTCC triển khai nhiệm vụ của mình phổ biến xuống cho các giáo viên đại trà…” - ông Lê Phan Quốc cho biết.
Vể bồi dưỡng GVPT,CBQLCSGDPT cốt cán, thực hiện nhiệm vụ được giao, Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã tổ chức bồi dưỡng 6 mô-đun cho GVPTCC. Nhà trường tổ chức bồi dưỡng mô-đun 1 từ cuối năm 2019 và bồi dưỡng mô-đun 2,3 theo hình thức 5-3-7 trong năm 2020 dưới hình thức bồi dưỡng trực tiếp. Trong năm 2021, nhà trường tổ chức bồi dưỡng mô-đun 4,5,9 theo mô hình 7-2-7 trực tiếp qua lớp học ảo trên hệ thống LMS của Vietel.
Cụ thể, nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chi tiết cho từng mô-đun và làm việc với các Sở GD&ĐT để thống nhất hình thức bồi dưỡng, cách thức tổ chức và quản lý GVPTCC trong quá trình tổ chức bồi dưỡng. Trong mỗi đợt bồi dưỡng đều có các chuyên viên Sở với vai trò học viên và giám sát.
Tổ chức tập huấn nội bộ, chuyển giao tài liệu cho GVSPCC theo kế hoạch và tổ chức tập huấn tài liệu bồi dưỡng, kịch bản bồi dưỡng tại trường cho hơn 100 GVSPCC/mô đun. Tổ chức bồi dưỡng bổ sung mô-đun 1,2,3 cho GVPT là tổ trưởng chuyên môn và GVPT đại trà để công nhận là GVPTCC.
Kết quả số lượng GVPTCC tham gia đạt so với PA. Trong đó, mô-đun hoàn thành thấp nhất là mô-đun 9 với 7229 GVPTCC, vượt so với số cam kết PA là 6700.
Một trong những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình ETEP do Trường ĐH Sư phạm TPHCM đưa ra là việc triển khai bồi dưỡng phần trực tiếp cho các đối tượng bổ sung mô-đun 1 năm 2020, vì hiện nay các Sở không có nguồn kinh phí để thực hiện việc này. Đồng thời, việc lựa chọn GVPTCC ở các Sở còn có những bước chưa hoàn thiện thực hiện theo đúng quy định, có nhiều sự thay đổi trong qua trình bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, quy định về số năm công tác của GVPTCC còn mâu thuẫn với Thông tư 20/2018/TT-BGDDT (3 năm với 5 năm) gây khó khăn cho các Sở GD&ĐT trong việc thực hiện lựa chọn GVPTCC…
Trao đổi tại Hội nghị, bên cạnh những khó khăn vướng mắc nhiều đại biểu tham dự cho rằng Chương trình ETEP đã mang lại nhiều hữu ích, tạo được sự chuyển biến tốt trong việc triển khai CTGDPT 2018, đồng thời mong muốn chương được tiếp tục triển khai với các mô đun 6,7,8.