6 phát kiến khoa học vĩ đại nhất 10 năm qua

Rất nhiều điều đã xảy ra trong thế giới khoa học trong 10 năm qua. Từ nước trên sao Hỏa đến tác động trí nhớ tới một thứ điên rồ được gọi là “vật chất tối”...

6 phát kiến khoa học vĩ đại nhất 10 năm qua

Rất nhiều điều đã xảy ra trong thế giới khoa học trong 10 năm qua. Từ nước trên sao Hỏa đến tác động trí nhớ tới một thứ điên rồ được gọi là “vật chất tối”, mọi thứ trong danh sách này chứng minh rằng nếu thập kỷ tiếp theo cũng quan trọng với khoa học như thập kỷ vừa qua thì chúng ta thực sự đang sống trong những thời điểm hết sức phấn khích.

1. Lập trình lại tế bào gốc

Chúng ta đã biết về tế bào gốc từ năm 1981. Tuy nhiên, cho mãi đến năm 2006 người ta mới biết rằng bất kỳ tế bào nào trong cơ thể bạn cũng có thể được lập trình lại và biến thành tế bào gốc. Và việc này cũng khá đơn giản.

Một nhà khoa học trẻ tên là Shinya Yamanaka là người đầu tiên làm được điều này bằng cách đưa thêm 4 gene đặc biệt vào một tế bào da. Trong vòng 2-3 tuần, tế bào da đã trở thành một tế bào gốc có thể biến thành bất kỳ loại tế bào nào khác trong cơ thể.

Đây là một “thương vụ” lớn cho y học tái sinh, vì đây là nguồn duy nhất có thể cung cấp các tế bào cần thiết để sửa chữa những tổn thương của cơ thể do bệnh tật gây nên.

6 phat kien khoa hoc vi dai nhat 10 nam qua - Anh 1

Lỗ đen lớn nhất từng được phát hiện.

2. Lỗ đen lớn nhất từng được phát hiện

Năm 2009, một nhóm các nhà thiên văn học đã tiến hành đo khối lượng của một lỗ đen mới được phát hiện gần đây, gọi là S5 0014+81.

Họ không biết rằng hóa ra là nó có khối lượng lớn hơn 10.000 lần so với lỗ đen siêu nặng ở trung tâm của MIlky Way, biến nó thành lỗ đen lớn nhất mà con người từng biết đến cho đến nay.

Lỗ đen siêu nặng này tương đương với khối lượng của 40 tỷ mặt trời. Điều còn đáng kinh ngạc hơn là nó được hình thành khá sớm trong lịch sử của vũ trụ, chỉ 1,6 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Điều này cho thấy các lỗ đen có kích thước như vậy lớn lên cực nhanh.

3. “Nhào nặn” ký ức

Năm 2014, hai nhà khoa học Steve Ramirez và Xu Liu đã tạo ra những ký ức tiêu cực trong bộ óc những con chuột được xem là tích cực và ngược lại. Họ cấy những protein nhạy cảm với ánh sáng vào chuột và chiếu ánh sáng vào mắt chuột.

Lúc này, các sự kiện tiêu cực mà chuột đã phải chịu đựng được nhớ lại một cách âu yếm, trong khi các sự kiện tích cực được nhớ lại như những trải nghiệm khủng khiếp.

Điều này đã mở ra một hướng điều trị hoàn toàn mới cho những người bị sang chấn tâm lý sau chấn thương (PTSD), hoặc cảm giác đau khổ tột cùng do mất người thân. Điều này rất có thể trở thành một khám phá hữu ích trong tương lai gần.

4. Chip máy tính bắt chước bộ não người

Mặc dù chỉ một vài năm trước bị coi là bất khả thi, hãng IBM đã cho ra đời một con chip máy tính hoạt động tương tự như bộ não người vào năm 2014.

Chứa 5,4 tỷ bóng bán dẫn và tiêu thụ năng lượng ít hơn 10.000 lần so với chip máy tính thông thường, SyNAPSE hoạt động bằng cách mô phỏng các khớp thần kinh trong bộ não của bạn - 256 triệu là con số chính xác.

Chúng có thể được lập trình để thực hiện bất cứ điều gì mà người dùng muốn, khiến chúng cực kỳ hữu ích trong các siêu máy tính và cảm biến phân tán.

SyNAPSE không giới hạn về hiệu suất, nhờ thiết kế hoàn toàn khác biệt so với máy tính chính thống. Nó định hướng theo sự kiện, vì vậy nó chỉ bật khi cần, tiết kiệm điện và giảm nhiệt độ. Công nghệ cách mạng này có thể làm thay đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp máy tính trong những năm tới.

6 phat kien khoa hoc vi dai nhat 10 nam qua - Anh 2

Các robot tí hon được tiêm vào dòng máu có thể lập thành những “quân đoàn” để chống lại bệnh tật.

5. Tiến gần đến thế giới dưới sự thống trị của robot

Năm 2014 (có thể thấy rất nhiều sự kiện đã xảy ra trong năm 2014), 1.024 “kilobots” nhận nhiệm vụ tự sắp xếp thành hình một ngôi sao. Không có hướng dẫn nào khác, chúng đã làm việc cùng nhau và kết hợp với nhau thành một hình ngôi sao hoàn hảo.

Có đôi khi chúng chậm chạp, ngốc nghếch và va chạm với nhau, nhưng dù sao thì chúng cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu một robot bị mắc kẹt hoặc bối rối, nó “nói chuyện” với các “hàng xóm”, những “người” giúp nó trở lại đúng đường.

Vậy điều này có ứng dụng gì trên thực tế? Các robot tí hon được tiêm vào dòng máu bạn có thể tự lập thành những “quân đoàn” để chống lại bệnh tật. Những robot lớn hơn có thể đảm nhiệm công việc tìm kiếm và cứu nạn, thậm chí những robot lớn hơn nữa có thể tạo thành cả một tòa nhà.

6. Có sự sống trên sao Hỏa?

Vào năm 2015, NASA đã công bố hình ảnh về những vệt dài, màu đen trên bề mặt của hành tinh đỏ xuất hiện và biến mất qua các mùa. Đây là bằng chứng vững chắc cho thấy nước dạng lỏng đang tồn tại trên sao Hỏa ngày nay.

Sự hiện diện của nước cũng sẽ là một sự trợ giúp to lớn khi chúng ta thực hiện sứ mệnh lên sao Hỏa vào khoảng năm 2024, vì phi hành gia có thể sử dụng ít nguồn lực hơn nếu họ có thể sử dụng luôn các tài nguyên đang có trên sao Hỏa.

Theo SK&ĐS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.