6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

GD&TĐ - 6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á năm 2024 của Times Higher Education.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng lọt vào top 200, cũng là trường có thứ hạng cao nhất Việt Nam. Ảnh minh họa/internet.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng lọt vào top 200, cũng là trường có thứ hạng cao nhất Việt Nam. Ảnh minh họa/internet.

Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2024 với 739 trường đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việt Nam có 6 đại diện lọt vào bảng xếp hạng.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng lọt vào top 200, cũng là trường có thứ hạng cao nhất Việt Nam. Tiếp đến là Trường ĐH Duy Tân (nhóm 251 – 300), ĐH Bách khoa Hà Nội (nhóm 501 – 600), ĐH Quốc gia Hà Nội (nhóm 501 – 600), ĐH Huế (nhóm 601+), ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh (nhóm 601+).

Việt Nam có 6 đại diện lọt vào bảng xếp hạng. Ảnh minh họa/internet.

Việt Nam có 6 đại diện lọt vào bảng xếp hạng. Ảnh minh họa/internet.

Năm nay Trung Quốc có 5 trường lọt vào top 10, tăng một trường so với năm ngoái. Tiếp đến là hai trường của Singapore gồm: ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Công nghệ Nanyang. ĐH Tokyo của Nhật Bản vươn lên từ vị trí thứ 8 vào năm ngoái lên vị trí thứ 5. Ngoài Singapore, Hồng Kông cũng có hai đại diện lọt vào top 10.

Bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2024 bao gồm 739 trường đại học. Với 119 trường, Nhật Bản vẫn là quốc gia có nhiều đại diện nhất trong năm nay.

Top 10 trường đại học hàng đầu châu Á. Ảnh minh họa/internet.

Top 10 trường đại học hàng đầu châu Á. Ảnh minh họa/internet.

Kết quả xếp hạng được THE dựa trên 18 chỉ số tương tự như bảng xếp hạng đại học thế giới của THE, nhưng có sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của các trường châu Á.

Theo THE, 18 tiêu chí xếp hạng các trường ĐH châu Á thuộc 5 nhóm, gồm chất lượng nghiên cứu (chiếm 30% điểm tổng), môi trường nghiên cứu (28%, thấp hơn 1% so với bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới), giảng dạy (24,5%, thấp hơn 5%), chuyển giao công nghệ (10%, cao hơn 6%) và triển vọng quốc tế (7,5%). Một tiêu chí mới là du học cũng được đưa vào nhưng năm nay chưa tính trọng số.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...