Các nhân vật lịch sử trong Tam quốc diễn nghĩa quả thật là rất nhiều, văn phong cũng cực kỳ phong phú. Bởi vậy, để lấy ra 6 câu nói thương tâm nhất thật không hề dễ dàng.
Trải qua bao lớp sóng dập vùi của lịch sử. Những câu nói gắn liền với điển tích ấy vẫn như văng vẳng bên tai, khiến hậu thế thương tâm, thổn thức.
“Người sống ở đời, chuyện không như ý thường chiếm đến tám, chín phần”
Trong số đông đảo anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa, Dương Hỗ (221-278) vốn không phải là người đáng thất vọng nhất trên chốn quan trường. Sự nghiệp của ông phục vụ cho 2 triều Tào Nguỵ và Tấn. Vua Tấn phong cho ông đến chức quận công, thực ấp 000 hộ. Thế nhưng Dương Hỗ lại là một trong những người nói ra câu nói chán nản không như ý nhất.
“Nhân sinh thất ý vô nam bắc” (nam bắc nào ai được thỏa lòng). Với câu nói này, Dương Hỗ bỗng chốc trở thành người bạn tri âm của những người chán nản, không được như ý muốn.
Dễ có thể nhận thấy rằng, đây là giọng điệu điển hình của mẫu người bi quan. Những người bi quan thường hay nói “càng đánh càng thua”, trong khi người lạc quan sẽ nói “càng thua thì càng phải đánh”, cùng một hoàn cảnh giống nhau, nhưng sĩ khí lại hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên, đứng trước tình huống này, những người sống lạc quan vô tư sẽ không vì thế mà nhụt chí. Trái lại, họ vẫn sẽ hoan hỉ nói rằng: “Chuyện như ý trong thiên hạ, ít nhất vẫn có một, hai phần cơ đấy!”.
“Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ ta”
Tạo hình Tào Tháo trên điện ảnh.
Câu nói này được Tào Tháo nói với Trần Cung khi Trần Cung hỏi Tào A Man tại sao lại giết cả Lã Bá Sa mặc dù biết được gia đình ông ta không hề có ý định hãm hại mình mà trái lại còn bày tiệc chiêu đãi. Nó thể hiện bản chất man trá, lạnh lùng đến đáng sợ của Tào Tháo.
Tuy câu nói này bị người đời đánh giá có phần tiêu cực nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng, nó rất đúng với thời thế loạn lạc lúc bấy giờ và trở thành quan điểm sống của rất nhiều người bây giờ. Quan điểm này của Tào Tháo hoàn toàn trái ngược với Lưu Bị khi ông luôn tâm niệm rằng “Thà người thiên hạ phụ ta chứ ta quyết không phụ người trong thiên hạ”.
“Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”
Nhiều người cho rằng đây là câu nói cổ vũ chí sĩ, đầy lòng nhân ái xả thân vì nước. Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng đây là một câu nói rất thương tâm.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, khi Khổng Minh nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, là khi “phạt Ngụy” vốn đã trở thành điều không tưởng, rồi sau đó ông chết ở gò Ngũ Trượng.
Trong Thần điêu hiệp lữ, khi Quách Tĩnh nói ra câu “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, có người liền thở dài một tiếng: Quách đại hiệp sắp phải hy sinh rồi, thành Tương Dương không giữ được nữa rồi, Đại Tống sắp diệt vong rồi!
Quả đúng như “ra trận chưa thắng người đã mất, trường sử anh hùng lệ đầy khăn!”.
Tạo hình Khổng Minh Gia Cát Lượng trên điện ảnh.
“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”
Khổng Minh dốc hết sức lực phò tá cha con Lưu Bị. Ông đã sáu lần ra Kỳ Sơn, nhưng vẫn phạt Ngụy thất bại. Khổng Minh đành phải thở dài rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, không thể cưỡng cầu”. Câu nói này khiến người ta không thể không cảm thấy thương cảm.
Thế sự dồn dập không kết thúc, mệnh trời đã định trốn làm sao? Dường như Lưu Bị xưng đế, Tôn Quyền chiếm lĩnh một phương, Tào Tháo thao túng thiên tử hiệu lệnh chư hầu, Quan Vũ bại trận đến Mạch Thành… hết thảy đều là ý trời.
Dù có tài “trên thông thiên văn dưới tường địa lý” ra sức xoay chuyển tình thế, thì cũng địch không lại ý trời. Hạng Vũ năm xưa ở Cai Hạ mà nói “Trời muốn ta chết, không phải ở lỗi dùng binh”, quả thật có ý trời trong đó vậy!
“Thị phi thành bại hóa thành không”
Những người khi chán nản, thất bại mới có cảm xúc như vậy. Như Tào Thừa tướng đường làm quan rộng mở. Dù cho nếm đủ mùi vị thất bại, vẫn “may mắn lắm thay, vịnh thơ ca hát”, hát rằng “Ngựa chiến nằm co, chí còn rong ruổi. Anh hùng luống tuổi, khảng khái vẫn kia!”.
Các bậc văn nhân, kỳ tài cũng dựa vào những áng văn thơ mà thỏa lòng oán than, để lại những câu nói để đời. Tô Đông Pha khi còn trẻ chí khí cao vời vợi. Ông từng tự phụ “được như Nghiêu Thuấn, chuyện này khó gì”. Nhưng sau khi thập tử nhất sinh trên chốn quan trường, thì tâm ý nguội lạnh, mất hết ý chí mà than rằng: “Tào Tháo một đời anh hùng, mà nay ở đâu đây?”.
“Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”
Tạo Hình Chu Du trên điện ảnh.
Đây là câu nói mà đô đốc Chu Du của nhà Ngô trong Tam quốc diễn nghĩa, đã thốt lên từ tận đáy lòng mình trước khi qua đời, câu nói cho thấy sự phẫn uất lên đến tận cùng của Chu Du với Gia Cát Lượng.
Câu nói này quá tự ti, tôn vinh chí khí của Gia Cát Lượng mà hạ bệ uy phong của chính mình.
Tuy là một người vô cùng tài giỏi và chỉ đứng sau Tôn Quyền tại Giang Đông nhưng Chu Du luôn luôn tỏ ra đố kị với tài năng và trí thông minh của Khổng Minh để rồi cuối cùng chết trong phẫn uất.