6 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sạch, hết bẩn

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách điều trị hiệu quả bệnh về mũi, giúp bé dễ thở, dễ chịu ngăn ngừa nguy cơ mũi bị viêm nhiễm, viêm xoang ở trẻ. Mẹ có thể áp những cách rửa mũi sau đây cho bé.

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý (Ảnh minh họa).
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý (Ảnh minh họa).

Để giúp các mẹ rửa mũi cho bé đúng cách, Ths. BS Nguyễn Tiến Hải hướng dẫn các mẹ 6 cách rửa mũi cho con dưới đây.

1. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Đây là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn nhất. Các mẹ chỉ cần sử dụng lọ nước nhỏ mũi có thành phần chính là muối. Nước muối sinh lý có tác dụng giúp làm ẩm niêm mạc mũi, loãng đờm, long đờm khi bé bị viêm mũi nặng. 

Loại nước muối này, các mẹ có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc Tây với giá thành rẻ, tiện dụng hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ.

Cách sử dụng như sau:

- Bạn đặt bé nằm xuống giường, nghiêng đầu bé 1 chút.

- Đặt ống phun lọ nước muối vào sắt vách lỗ mũi của bé.

- Nhỏ khoảng 2- 3 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mũi bé. 

- Lấy khăn xô mềm thấm hoặc lau nước muối và dịch muối chảy ra. 

Cách rửa mũi cho bé này sẽ giúp làm sạch mũi bé, giảm nghẹt mũi, thông mũi, giúp bé dễ thở hơn.

2. Rửa bằng dung dịch vệ sinh đường mũi

Với những bé có chất nhầy dày, đặc trong mũi mẹ có thể dùng dung dịch vệ sinh mũi như ống cao su xịt mũi, máy hút mũi để loại bỏ những chất nhầy này, làm sạch, thông thoáng mũi bé. 

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên dùng dung dịch Isotonic để xịt mũi cho bé. Dung dịch này có cùng nồng độ muối với chất lỏng cơ thể rất dịu nhẹ, an toàn với trẻ sơ sinh.

Với những bé hơn 6 tháng tuổi, mẹ có thể sử dụng các dung dịch chứa hypertonic để xịt cho bé. Loại dung dịch này có nồng độ muối cao hơn các chất lỏng trong cơ thể, vì vậy nó giúp làm sạch nhanh, loãng đờm, loại bỏ chất nhầy ở mũi bé hiệu quả.

Những loại dung dịch này, mẹ có thể tìm mua ở các hiệu thuốc Tây với giá thành rẻ.

Hướng dẫn mẹ cách pha, nhỏ rửa mũi cho trẻ

Cách pha dung dịch vệ sinh với nước muối

- Hòa ¼ thìa cà phê muối tinh với 1 cốc nước sôi

- Khuấy cho đến khi muối tan hết và để nước nguội hẳn

Lưu ý: Chỉ sử dụng dung dịch này trong 3 ngày, sau đó thay mới và không rửa quá 4 lần/ngày.

6 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sạch, hết bẩn ảnh 1

Nhỏ dung dịch nước muối rửa mũi cho bé (Ảnh minh họa).

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

- Để bé ở vào lòng bạn, và giữ bé khỏi ngã. Sau đó bóp không khí ra khỏi ống bơm, tay giữ lấy phần ống.

- Đặt đầu ống bơm bên trong lỗ mũi của bé, không đưa ống vào quá sâu. Thả tay và từ từ hút dịch nhầy ở mũi bé.

- Đưa ống bơm ra khỏi mũi bé, sau đó thấm chất nhầy ở mũi bé bằng khăn xô hay khăn giấy mềm.

- Vệ sinh ống bơm bằng nước sạch, nước sôi trước khi dùng lại.

Cách rửa mũi cho trẻ nhỏ bằng máy hút

- Nhỏ 1 - 2 giọt nước muối vào mũi của bé để giảm tắc nghẽn mũi.

- Nếu bé vẫn nghẹt mũi, mẹ hãy đặt đầu vòi máy hút vào lỗ mũi của bé và ngậm ống hút vào miệng.

- Bạn hút mạnh phần ống để hút được hết chất nhầy ở mũi bé vào vòi.

- Bỏ phần vòi đặt ở mũi bé ra, vệ sinh phần mũi cho bé.

Máy hút dễ sử dụng hơn và mang lại hiệu quả cao, hút sạch chất nhầy trong mũi bé hơn ống bơm. Các mẹ nên lựa chọn máy hút mũi ít xâm lấn bên trong mũi bé.

3. Rửa mũi bằng cách hút dãi, đờm ở miệng và họng bé

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được thực hiện khi các chất nhầy không lấy ra được bằng máy hút hoặc ống bơm, trẻ thở có âm thanh bất thường, trẻ cần nhiều oxy hơn, trẻ gặp khó khăn khi ăn và thở cùng lúc.

Cách này sẽ được thực hiện bởi các nhân viên y tế, bác sĩ. Cụ thể cách thực hiện như sau:

- Đổ dung dịch nước rửa mũi vào ly, dùng ống có kết nối với dung dịch nước rửa mũi vào ống và dùng công tắc giữ nước lại, rồi từ từ luồn ống vào một bên mũi bé cho đến khi ống chạm đến cổ họng. Sau đó bật công tắc cho nước trong ống chảy ra làm loãng đờm và hút dịch ra ngoài. 

Cách rửa mũi cho trẻ này được thực hiện nhiều lần cho đến khi bé hết dịch, dễ thở hơn.

6 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sạch, hết bẩn ảnh 2

Phương pháp hút đờm, rãi bằng dụng cụ hút y tế (ảnh minh họa).

Lưu ý: Cách này mẹ không nên tự làm, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ, thực hiện.

4. Xông hơi cho bé

Hơi nóng của nước sẽ giúp bé dễ chịu, dễ thở hơn và làm chất dịch nhầy trong mũi loãng dễ đi ra ngoài. Mẹ có thể cho bé xông hơi theo cách đơn giản, hiệu quả sau.

- Cách 1: Mở vòi nước nóng trong phòng tắm, để nước trong chậu. Mẹ và bé cùng vào phòng tắm, đóng cửa lại cho hơi nóng không bay ra ngoài. Ngồi cùng bé khoảng 5 - 10 phút để xông hơi. Khi bé hít hơi nóng, được xông hơi sẽ cảm thấy dễ chịu, giảm nghẹt mũi, dịch nhầy dễ ra ngoài.

- Cách 2: Xông hơi bằng nước sả. Mẹ đặt nồi nước xông bằng cây sả vẫn còn nóng vào phòng kín, mẹ ôm lấy bé và để bé tránh bé vướng, ngã vào nồi nước ấm. Hương sả, hơi nước nóng sẽ giúp bé giảm nghẹt mũi nhanh, hiệu quả và giúp giải cảm, bé khỏe hơn.

Lưu ý: Dùng cách này mẹ phải đảm bảo an toàn cho bé, tránh để nước nóng dính vào người bé, gây bỏng rộp và chỉ nên hơ từ xa.

5. Kê cao đầu bé khi ngủ

Nghẹt mũi, nhiều dịch nhầy đặc khiến bé khó thở, khó chịu và không ngủ được, quấy khóc. Sau khi rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, mẹ có thể kê cao đầu cho bé dễ ngủ, dễ thở hơn.

Tuy nhiên mẹ phải để ý vì bé ngủ rất hay lật mình, nằm sấp mẹ phải giúp bé nằm ngửa và kê cao đầu hơn bình thường.

6 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sạch, hết bẩn ảnh 3

Mẹ nên kê cao đầu cho bé ngủ giảm nghẹt mũi, dễ thở hơn (Ảnh minh họa).

6. Sử dụng máy phun sương

Bé bị ngạt mũi, cần không gian thoáng mát và ẩm, dễ chịu hơn. Phòng ngủ thiếu khí, hanh khô sẽ khiến bé khó chịu, nghẹt mũi hơn. Mẹ có thể sử dụng máy phun sương trong phòng để tạo độ ẩm cho bé, giúp bé dễ chịu, dễ ngủ hơn.

Một số thắc mắc về cách vệ sinh mũi cho bé

Khi nào nên hút - rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Khi trẻ có biểu hiện viêm mũi, nghẹt tắc mũi nhiều, bị chảy nước mũi trong hay chảy mũi xanh, lúc này cha mẹ mới cần hút mũi và vệ sinh cho con, đặc biệt là học cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh. 

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh dùng nước gì?

Để đảm bảo an toàn khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đơn giản nhất các mẹ có thể dùng nước muối đun sôi để nguội rồi pha muối tinh theo tỉ lệ để tạo ra dung dịch rửa mũi.

Ngoài ra, các mẹ có thể mua nước muối sinh lý hay nước muối chuyên rửa hoặc nước muối truyền rửa mũi cho con. Những loại nước muối này khá tốt vì đảm bảo vô khuẩn.

Tuy nhiên, với trường hợp trẻ lớn bị mũi nhầy xanh nhiều, các mẹ có thể mua gói muối chuyên dụng cho rửa mũi xoang để rửa và hút mũi cho con.

Nên dùng dụng cụ rửa mũi cho trẻ loại nào?

Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ từ 2-4 tháng tuổi, mẹ chỉ cần dùng dụng cụ hút mũi.

Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng xilanh, các dụng cụ rửa mũi khác nhau để hút mũi cho con.

Có nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày?

Mặc dù việc rửa mũi rất quan trọng khi trẻ bị ốm, tắc nghẹt mũi nhưng nếu trẻ không bị ốm thì cha mẹ không cần rửa mũi cho con hàng ngày.

6 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sạch, hết bẩn ảnh 4

Mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé khi có các dấu hiệu nghẹt mũi (Ảnh minh họa).

Nên rửa mũi cho trẻ ngày mấy lần?

Để tốt nhất, mẹ nên rửa mũi cho con ngày từ 2 - 3 lần. Không rửa mũi quá nhiều gây tổn thương vùng niêm mạc mũi bé.

Khi tắm có nên rửa mũi cho trẻ không?

Mẹ có thể vừa tắm vừa vệ sinh vùng mũi cho bé bằng cách lau bằng tăm bông nhúng nước ấm. Tuy nhiên mẹ không nên chèn vật gì vào mũi bé tránh gây tổn thương vách mũi. 

Bình rửa mũi cho bé dưới 1 tuổi, nên dùng những bình nào tốt nhất?

Hiện nay, không có nghiên cứu nào nói lên sự khác biệt về hiệu quả khi sử dụng các loại bình khác nhau khi rửa mũi cho trẻ. Vì vậy cha mẹ có thể lựa chọn những bình rửa mũi phù hợp với nhu cầu và chi phí của mình.

Lời khuyên cho mẹ

Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách, mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Vệ sinh tay thật kỹ trước khi làm cách phương pháp rửa mũi cho bé.

- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các dụng cụ, nước rửa mũi cho trẻ.

- Mẹ thực hiện các cách rửa mũi cho trẻ phải nhẹ nhàng, cẩn trọng tránh làm tổn thương vùng mũi của bé.

- Sau khi rửa mũi cho bé xong, mẹ phải vệ sinh làm sạch các dụng bằng nước ấm.

- Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện cách rửa mũi cho con để an toàn nhất.

- Khi bé có các dấu hiệu nghẹt mũi nặng, khó thở, thở yếu, mặt tím tái mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị bởi các bác sĩ chuyên môn, không tự chữa trị tại nhà cho bé khi bé bệnh nặng.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.