6 bức tuyệt thư vô giá lưu giữ tại tòa thánh Vatican

Biên bản xét xử Galileo Galilei, bức thư của nữ hoàng Mary Stuart, bức thư của thái hậu Trung Quốc là ba trong số 6 bức tuyệt thư vô giá đang được tòa thánh Vatican lưu giữ.

6 bức tuyệt thư vô giá lưu giữ tại tòa thánh Vatican

1. Biên bản xét xử các Hiệp sĩ dòng Đền

Hiệp sĩ dòng Đền (còn có tên là Hiệp sĩ Đền Thánh hay Các chiến hữu nghèo của Chúa Kitô và đền Solomon) là một trong những dòng tu quân đội Kitô giáo nổi tiếng nhất sau Cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất (1096).

Các hiệp sĩ có nhiệm vụ bảo vệ những người hành hương đạo Thiên chúa trên các con đường của đất thánh.

 Hiệp sĩ dòng Đền có nhiệm vụ bảo vệ người hành hươngđạo Thiên chúa trên đường đến đất thánh

Hiệp sĩ dòng Đền có nhiệm vụ bảo vệ người hành hươngđạo Thiên chúa trên đường đến đất thánh

Năm 1305, các thành viên của dòng Đền bị kết án là “dị giáo” và kê gian vì trong thời gian này Giáo hoàng phụ thuộc vào vua Pháp là Philipp IV.

Hai năm sau, năm 1307, 138 chức sắc dòng Đền bị bắt, tra tấn dã man và ép cung buộc phải nhận tội đã gây ra nhiều tội ác.

 Năm 1314, 138 chức sắc dòng Đền lãnh án tử hình

Năm 1314, 138 chức sắc dòng Đền lãnh án tử hình

Bản tài liệu xét xử các Hiệp sĩ ghi lại quá trình 7 năm điều tra và liệt kê danh sách tội cũng như kết án cuối cùng của các hiệp sĩ. Năm 1314, 138 hiệp sĩ bị lãnh án tử hình.

2. Bức thư của nữ hoàng Mary Stuart

Nữ hoàng Mary Stuart (1542 – 1587), còn gọi là Mary Đệ Nhất, là một tín hữu Công giáo, Nữ hoàng của Scotland và là vợ của vua nước Pháp François II.

 Nữ hoàng Mary Đệ Nhất xứ Scotland

Nữ hoàng Mary Đệ Nhất xứ Scotland

Vào tháng 11 năm 1586, nữ hoàng đã viết một lá thư bằng tiếng Pháp tại lâu đài Fotheringay, Northamptonshire (Anh) rồi gửi cho Giáo hoàng Sixtus V.

 Bức thư của Mary I viết tại lâu đài Fotheringay

Bức thư của Mary I viết tại lâu đài Fotheringay

Trong thư, bà tuyên xưng lòng trung thành với Giáo hội Công giáo Roma và sẽ chiến đấu đến cùng với những kẻ thù của mình ở Anh.

Bức thư được viết một vài tuần trước khi bà bị cáo buộc âm mưu ám sát Nữ hoàng Elizabeth I. Ngày 8/2/1587, Mary Đệ Nhất bị chém đầu tại chính lâu đài Fotheringay.

3. Biên bản xét xử Galileo Galilei

Việc nhà thiên văn học, vật lý học người Ý Galileo Galilei (1564 – 1642) ủng hộ và bảo vệ Thuyết Nhật tâm (Mặt trời nằm ở trung tâm Hệ Mặt trời, còn Trái đất quay quanh nó) đã bị kết tội là “dị giáo”.

 Galileo Galilei (1564 – 1642)

Galileo Galilei (1564 – 1642)

Vì điều này làm các giáo sư phái Aristotle giận dữ, họ liên minh chống lại Galileo và thuyết phục nhà thờ Thiên chúa triệt bỏ lý thuyết Copecnicus.

Tại một phiên xử của Giáo hoàng, ông bị nghi ngờ mạnh mẽ là dị giáo, Galileo bị tuyên án quản thúc tại gia suốt đời và buộc ông công khai tuyên bố từ bỏ thuyết Copecnicus.

4. Bức thư của một bộ lạc người Mỹ bản địa

Một trong những tài liệu hấp dẫn nhất thế giới còn lưu lại cho đến ngày nay là bức thư được viết trên vỏ cây bạch dương năm 1887 của bộ lạc Ojibwe tới Giáo hoàng Leo XIII (1810 – 1903), vị giáo hoàng thứ 256 của Giáo hội Công giáo Roma.

 Bộ lạc Ojibwe

Bộ lạc Ojibwe

Bức thư thể hiện sự cảm tạ sâu sắc đến Thiên chúa và nhấn mạnh vai trò của Đức Giáo hoàng là “người thầy tâm linh vĩ đại, người đại diện của chúa Jesus”.

Bức thư gốc viết bằng tiếng của bộ tộc Ojibwe được dịch sang một bản tiếng Pháp rồi gửi cho Giáo hoàng.

5. Bức thư thỉnh cầu hủy cuộc phối ngẫu của Henry VIII

Một trong những tài liệu phức tạp nhất là bức thư bằng da, với hơn 80 con dấu đỏ mà các hồng y viết cho Giáo hoàng Clement VII (1478 – 1534) để thỉnh cầu Giáo hoàng hủy hôn ước của vua Henry VIII và nữ hoàng Anh Catherine (1485 – 1536).

 Henry VIII

Henry VIII

Tài liệu quý giá này được phát hiện năm 1926, giấu bên dưới chiếc ghế trong phòng Lưu trữ ở Vatican.

 Bức thư thỉnh cầu Giáo hoàng Clement VIIhủy hôn ước của vua Henry VIII

Bức thư thỉnh cầu Giáo hoàng Clement VIIhủy hôn ước của vua Henry VIII

Henry VIII (1491 – 1547) là vị vua nước Anh, thuộc Nhà Tudor (một hoàng tộc châu Âu có nguồn gốc từ xứ Wales). Ông là người đã tách Giáo hội Anh khỏi Công giáo Roma.

Sự tranh chấp của Henry đối với Rô-ma dẫn đến cuộc ly giáo của Giáo hội Anh khỏi thẩm quyền Giáo hoàng, giải thể các tu viện, và nhà vua đảm nhận vị trí lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh.

6. Bức thư của thái hậu Trung Quốc

Một trong số ít những tài liệu hiếm hoi được Vatican lưu giữ là một bức thư viết trên lụa năm 1650.

 Bức thư quý giá của Thái lậu Wang viết trên lụa

Bức thư quý giá của Thái lậu Wang viết trên lụa

Bức thư do Thái hậu Wang, người có tên thánh là Helena, viết bằng tiếng Trung được cuộn cẩn thận trọng trong ống tre có khắc hình con rồng và gửi tới Giáo hoàng Innocent X.

Nội dung của bức thư thể hiện sự tôn kính của thái hậu với Giáo hội Công giáo.

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khu di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, biểu tượng của khát vọng hòa bình, thống nhất.

Đứng lên từ khói lửa

GD&TĐ - Sau 50 năm đất nước thống nhất, Quảng Trị đã tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển và đạt được những dấu ấn đậm nét, khởi sắc.

Ukraine chuẩn bị tấn công vào Crimea?

Ukraine chuẩn bị tấn công vào Crimea?

GD&TĐ - Quân đội Ukraine đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch không quân theo hướng Dnieper, Kherson, dường như đang chuẩn bị tấn công bán đảo Crimea.