5 vấn đề quan trọng với giáo dục nghệ thuật

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Xuân Phú
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Xuân Phú

Vấn đề đầu tiên, theo Thứ trưởng là cần nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật là một thành tố của giáo dục toàn diện, góp phần quan trọng hình thành nhân cách, đạo đức người học.

Thứ 2: Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đội ngũ giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật; trước hết là phải tuyển đủ giáo viên và giáo viên cần có đủ năng lực. Tuyển được đủ giáo viên là một trong những khó khăn nhất hiện nay, địa phương cần phải xây dựng đề án cho nội dung này. Tuyển đủ cũng còn căn cứ vào nguồn nào để tuyển, nhất là giáo viên trình độ đại học, đây cũng là nội dung mà theo Thứ trưởng cần phải quan tâm.

Thứ 3 là cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc. Trong nội dung này có những nội dung quan trọng, đó là: xây dựng tài liệu bồi dưỡng, giảng viên làm nhiệm vụ bồi dưỡng, ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá và tổ chức bồi dưỡng phải chuyên nghiệp, trách nhiệm.

Đặc biệt nhấn mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng giáo viên, Thứ trưởng cho rằng, cần biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng; tài liệu được đưa lên mạng để giáo viên tự học, nghiên cứu; đến lớp bồi dưỡng trực tiếp chỉ là giải đáp thắc mắc và ví dụ minh họa, tránh tình trạng truyền đạt lại.

Về kiểm tra, đánh giá, theo Thứ trưởng, năm nay Bộ sẽ có phần mềm đánh giá bằng máy tính, buộc báo cáo viên, học viên phải tăng cường dạy và học tốt hơn. Bộ GD&ĐT giao quyền cho các trường đại học sư phạm trực tiếp tham gia bồi dưỡng giáo viên, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng đào tạo bồi dưỡng, nhưng đề kiểm tra sẽ là do Bộ ra. Bởi vậy, bản thân các trường đại học sư phạm phải nỗ lực cố gắng, giảng viên tham gia bồi dưỡng cũng phải hết sức trách nhiệm.

Vấn đề thứ 4 được Thứ trưởng nhấn mạnh là công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có nội dung, trường sư phạm cần đào tạo ra nhà giáo dục chứ không phải thợ dạy.

Cuối cùng là trách nhiệm phối hợp thực hiện. Theo Thứ trưởng, liên quan đến chương trình, sách giáo khoa, các tài liệu, đặc biệt là chương trình bồi dưỡng giáo viên là sự kết hợp giữa 3 đơn vị: Bộ GD&ĐT chỉ đạo chung; trường đại học sư phạm trực tiếp tham gia cung cấp giảng viên bồi dưỡng, các sở GD&ĐT lựa chọn giáo viên bồi dưỡng. “Sự phối hợp này cần hết sức chặt chẽ” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.