Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa của sụn khớp và các tổ chức quanh xương khớp (cơ, dây chằng) ở khu vực gối, khiến lớp sụn khớp bị bào mòn làm hai đầu xương cọ vào nhau gây đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Hình ảnh khớp gối bình thường và thoái hóa khớp gối.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hoá khớp gối gồm:
- Do di truyền khiến khớp gối có cấu tạo bất thường
- Do tuổi cao khiến sụn trở nên giòn và dễ gãy, làm xương mất đi phần đệm
- Do thừa cân béo phì, trọng lượng lớn khiến áp lực lên gối cao, làm lớp sụn nhanh bị mòn, xương cọ vào nhau
- Do chơi các loại hình thể thao mạnh
- Do tính chất công việc lặp đi lặp lại trong 1 thời gian dài như đứng quá lâu hoặc nâng vật nặng, gập gối, quỳ gối thường xuyên
- Do hậu quả của chấn thương
- Do viêm nhiễm
Bệnh thoái hóa khớp gối nếu không điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tàn phế lên đến 25%. Do vậy, nhận biết các triệu chứng thoái hóa khớp gối để điều trị và can thiệp sớm có ý nghĩa rất quan trọng.
Đau khớp gốiĐau khớp gối là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất ở bệnh thoái hoá khớp gối. Nếu như bệnh đau xương khớp do viêm thường đau liên tục trong ngày, đau tăng khi về đêm và sáng sớm, dù nghỉ ngơi nhưng vẫn không hết đau thì triệu chứng đau khớp gối do thoái hoá lại trái ngược hoàn toàn.
Tình trạng đau do thoái hoá khớp gối xuất hiện khi vận động, hoặc thay đổi tư thế, đau càng tăng khi vận động càng lâu và khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Chỉ khi không vận động, khi nghỉ ngơi hoặc khi nằm ngủ thì triệu chứng này mới thuyên giảm hoặc không cảm thấy đau nữa.
Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt.
Cứng khớpHiện tượng cứng khớp buổi sáng hoặc cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng là triệu chứng thoái hóa khớp gối dễ nhận biết. Hiện tượng này thường kéo dài khoảng 15-30 phút, bệnh nhân phải vận động khớp gối một lúc mới có thể đi lại bình thường. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo khớp gối đang bị phá huỷ.
Có tiếng động bất thường khi vận động khớp gốiThoái hoá khớp gối khiến cho lớp sụn đầu xương bị bào mòn, hai bề mặt xương trực tiếp cọ vào nhau gây ra tiếng “lục cục”, “lạo xạo” tại khớp khi đi lại. Đôi khi tiếng kêu phát ra khiến người ngoài có thể nghe thấy.
Khó khăn khi vận động khớp gốiKhi bị thoái hoá khớp gối, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi thực hiện các động tác vận động khớp gối như gập duỗi khớp gối, xoay khớp gối, ngồi xuống đứng lên khó khăn và đau đớn. Người bệnh có thể xuất hiện phản ứng co cơ kèm theo hạn chế vận động.
Khớp gối bị biến dạngBiến dạng lệch trục khớp gối hoặc sờ thấy chồi xương ở quanh khớp gối là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển nặng.
Ngoài ra, do thoái hoá khớp gối khiến người bệnh ít vận động nên có thể gây ra tình trạng teo cơ quanh khớp.
Nếu thấy sưng nề tại khớp gối kèm các dấu hiệu cảnh báo phía trên thì khả năng cao đang bị tràn dịch khớp gối, cần đi khám để được điều trị kịp thời.
Khớp gối bị biến dạng do thoái hoá khớp.
Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gốiĐể chẩn đoán xem bệnh nhân có bị thoái hoá khớp gối hay không, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:
- Chụp X-quang để phát hiện các tổn thương tại khớp gối.
- Siêu âm khớp để đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai khớp, khớp có bị tràn dịch không, đồng thời kiểm tra độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp và phát hiện xem có mảnh sụn thoái hoá nào bong vào trong ổ khớp hay không.
- Nội soi khớp gối nhằm quan sát trực tiếp các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau.
- Chụp cộng hưởng từ để quan sát hình ảnh khớp đầy đủ trong không gian ba chiều và phát hiện bệnh thoái hoá khớp gối chuẩn xác.
Chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán bệnh thoái hoá khớp gối.
Các phương pháp điều trị thoái hoá khớp gốiNguyên tắc điều trị thoái khớp gối là giảm đau trong các đợt tiến triển của bệnh, giúp phục hồi chức năng vận động của khớp, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp nhằm nâng cao chất lượng sống, tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Điều trị bằng thuốc Tây y gồm:- Thuốc giảm đau: Paracetamol
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Etoricoxia, Celecoxib, Meloxicam, Diclofenac, Pỉoxicam,...
- Thuốc bôi ngoài da: Voltaren Emugel
- Sử dụng thuốc tiêm nội khớp: Hydrocortison acetat, Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate, Acid hyaluronic (AH) dưới dạng hyaluronate.
Thuốc Tây mặc dù có tác dụng giảm các triệu chứng nhanh chóng nhưng lại có nhiều tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày. Vì vậy khi sử dụng các loại thuốc trên, bệnh nhân cần phải tuân theo phác đồ điều trị và tuyệt đối không được tự ý tăng liều để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Đối với một số trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật thay khớp, điều trị nội soi khớp nhằm cắt lọc, bào rửa khớp, cấy ghép tế bào sụn khớp…
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Đông y:Do thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên hiện nay nhiều người bệnh có xu hướng quay về với tự nhiên, dùng thuốc Đông y để điều trị thoái hoá khớp gối. Tiêu biểu trong số đó là thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc chữa đau xương khớp bí truyền có hiệu quả thực sự.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 không chỉ giúp hỗ trợ điều trị các chứng thoái hoá khớp gối hiệu quả mà còn giúp phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện thuốc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh có thể thuận tiện mua để hỗ trợ điều trị bệnh thoái hoá khớp gối.