Ninh xương quá lâu
Để bổ sung chất dinh dưỡng cho con, nhiều mẹ có suy nghĩ ninh xương trong thời gian dài sẽ giúp trẻ hấp thụ canxi tốt nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, lượng Canxi trong canh xương không dễ hòa tan.
Sau thời gian dài ninh xương trong nồi áp suất, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Một trong những thực phẩm khiến con mãi lùn tịt mẹ cần lưu ý.
Cải bó xôi nấu cùng hải sản
Nấu cải bó xôi cùng với hải sản là thực đơn sai sách khi nấu ăn cho trẻ.
Cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. khiến canxi không được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe.
Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi.
Cho trẻ uống nhiều đồ uống có ga
Đồ uống có ga tuy là thức uống ưa thích của trẻ nhỏ, nhưng các mẹ không hề hay biết rằng nếu bé uống quá nhiều có thể sẽ khiến hoạt động của các đĩa đệm chậm đi. Lượng đường và khí gas có chứa trong các thức uống có ga sẽ khiến trẻ biếng ăn, dễ bị đầy bụng, luôn có cảm giác no do đầy hơi.
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều thức uống có ga còn khiến cơ thể trẻ uể oải, mệt mỏi ảnh hưởng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời, khi trẻ uống nhiều nước ngọt sẽ khiến lượng canxi dễ bị đào thải qua nước tiểu.
Chính bởi nguyên nhân này mà trẻ vẫn có thể bị thiếu canxi dù đã dùng rất nhiều thực phẩm, uống nhiều sữa có bổ sung canxi.
Thịt bò
Thịt bò chứa rất nhiều sắt, nhiều protein và rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, sự thật là những người hay ăn thịt bò lại là những người thiếu canxi nghiêm trọng. Canxi lại đặc biệt cần thiết cho sự phát triển chiều cao của bé.
Cho con ăn vỏ tôm
Trong vỏ tôm không có nhiều chất dinh dưỡng so với thịt tôm. Nếu mẹ cho con ăn nhiều vỏ tôm có thể gây trĩ nhưng ăn ít thì cũng có tác dụng như một loại chất xơ chống táo bón.
Ngoài ra, nguồn canxi chính của tôm lại chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Nếu bé ăn phải vỏ tôm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không hấp thụ được và sẽ bài tiết ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ nên bóc vỏ tôm để trẻ không bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.