Rau ngót
Rau ngót có khả năng giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Bạn có thể nấu canh rau ngót kết hợp với các loại rau mồng tơi, rau đay để ăn hằng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể ép lấy nước cốt rau ngót tươi rồi hòa với mật ong và dùng tăm bông thấm hỗn hợp này chấm vào vết loét. Ngày làm 2-3 lần, liên tục trong 2-3 ngày. Vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng biến mất.
Rau má
Rau má cũng có tính mát, làm lành vết thương do đó có thể dùng để trị nhiệt miệng.
Nếu bị nhiệt miệng, bạn có thể giã nhuyễn rau má rồi vắt lấy nước uống.
Nước cốt dừa
Cùi dừa đem xay nhuyễn rồi vắt lấy nước. Lấy nước cốt dừa này súc miệng khoảng 3-4 lần/ngày cũng có tác dụng trị nhiệt miệng.
Nước chè tươi
Nước chè tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc lại giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt với những người thường xuyên bị nhiệt miệng. Uống 2-3 cốc nước chè tươi mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều hoặc uống nước chè quá đặc. Đồng thời, không nên uống vào buổi tối tránh gây mất ngủ.
Nước khế
Lấy 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc rồi tắt bếp. Chờ nước khế nguội thì đổ ra cốc. Mỗi lần dùng ngậm một ngụm nước khế và nuốt dần. Dùng nhiều lần trong ngày.
Lưu ý, loại khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt tốt hơn so với khế ngọt.
Nhiệt miệng không nên ăn gì?
Cà phê: Cà phê chứa axit salicylic, gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng có thể khiến tình trạng nhiệt miệng, loét miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thức ăn cay: Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị như tỏi, ớt dễ gây nhiệt miệng.
Các loại nước ngọt: Nước ngọt thường chứa nhiều siro, axit photphoric cũng như các loại axit khác làm tình trạng nhiệt miệng trở nên tồi tệ hơn.