5 thông điệp nhân văn và ẩn ý đằng sau "Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể"

Mặc dù là một parody đăng tải trên Youtube thế nhưng "Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể" lại ẩn chứa nhiều thông điệp nhân văn sâu sắc đằng sau những phân đoạn tưởng chừng chỉ để gây cười.

5 thông điệp nhân văn và ẩn ý đằng sau "Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể"
5 thong diep nhan van va an y dang sau

Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể là một parody do nhóm DamTV thực hiện và lấy cảm hứng hình ảnh từ phim điện ảnh Tấm Cám: Chuyện chưa kể (2016) của đạo diễn Ngô Thanh Vân.

Tuy được đăng tải cho khán giả xem miễn phí trên kênh Youtube nhưng dự án lần này đã ngốn hết gần 2,5 tỉ đồng của DamTV. Chính vì thế, từ khâu phục trang, bối cảnh, diễn viên cho đến kĩ xão đều được nhóm đầu tư rất nghiêm túc.

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Chính thức ra mắt vào tối 8.5, Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể (bao gồm 3 tập) đã thu hút được gần 3 triệu lượt xem chỉ sau một ngày và tạo ra một cơn sốt trên mạng xã hội.

Nhiều người cho rằng parody này nên được trình chiếu ngoài rạp thay vì Youtube bởi chất lượng quá tốt. Ngược lại, cũng có không ít người nhận xét rằng Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể vẫn còn nhiều sạn.

Nội dung có những phân đoạn phi lí và tập trung quá nhiều vô nhân vật mẹ Cám của Huỳnh Lập. Thế nhưng, nếu xét về quy mô và mục đích của nhóm DamTV thì những khuyết điểm này có thể bỏ qua được.

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Đội ngũ DamTV

Đặc biệt, bên cạnh những tràng cười thoải mái thì Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể còn chinh phục khán giả bằng những thông điệp nhân văn sâu sắc và ẩn ý dí dỏm đằng sau các tình huống hài hước. Rất nhiều trong số đó còn phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay.

Dưới đây là 5 thông điệp và ẩn ý mà có thể bạn bỏ quên sau khi đã xem xong Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể:

Bình đẳng giới tính

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Nam hay nữ đều được thử giầy

Khi Thái tử tuyển phi bằng cách cho thử giầy, mọi người dân đều tới tham dự bao gồm cả con trai lẫn con gái. Chi tiết này được khắc họa rất tự nhiên, không gượng ép và không hề bị làm lố lên như chiêu trò gây cười rẻ tiền về người đồng tính.

Từng dân thường bước lên thử giầy trong khi thái giám không bình luận gì về việc mấy chàng trai cũng bước lên ngay sau mấy cô gái.

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Nam mang giầy cao gót còn nữ mang ủng

Chưa hết, việc cho dân nữ mang ủng và dân nam mang giầy cao gót càng củng cố thêm quan điểm ủng hộ bình đẳng giới tính và xu hướng tính dục của người viết kịch bản mà ở đây chính là Huỳnh Lập. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi vì Huỳnh Lập nổi tiếng là một người ủng hộ mạnh mẽ cộng đồng LGBT.

Nguồn gốc của câu chuyện Tấm Cám

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Nếu tinh ý, bạn sẽ phát hiện ra trang phục của mẹ ghẻ Lọ Lem (do Trịnh Minh Dũng đóng) được lấy cảm hứng từ bộ phim Cinderella công chiếu vào năm 2015 của hãng Walt Disney.

Cuối tập đầu, chúng ta thấy được mẹ ghẻ và 2 chị gái của Lọ Lem xuất hiện trong cung điện để tranh giành "bản quyền" chi tiết đánh mất giầy với mẹ con Cám. Nhân vật của Lê Giang thậm chí còn nhắc đến nhà văn người Pháp Charles Perrault (1628 - 1703), vốn được xem là tác giả của câu chuyện Lọ Lem.

Trên thực tế, đây là một trong những câu chuyện truyền miệng cổ xưa nhất trong lịch sử Châu Âu. Phiên bản sớm nhất từng được ghi nhận là tận thời Ai Cập cổ đại cách đây hơn 3.000 năm.

Kể từ đó đến nay, rất nhiều dị bản của câu chuyện đã xuất hiện tại nhiều quốc gia khác nhau và phù hợp với đặc thù văn hóa của từng nơi như: The Sharpe Grey Sheep (Scotland), The Golden Slipper (Nga), The Wonderful Birch (Phần Lan), Fair Brown and Trembling (Ireland), Katie Woodencloark (Na Uy), Ye Xian (Trung Quốc), Tấm Cám (Việt Nam), Kongjwi và Patjwi (Hàn Quốc)...

Đa dạng là vậy nhưng giá trị cốt lõi của câu chuyện vẫn được giữ nguyên. Đó chính là việc một cô gái nghèo khổ xinh đẹp được một người con trai giàu có (thường là vua chúa hay hoàng tử) yêu thương và đem về làm vợ.

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Năm 1634, câu chuyện lần đầu tiên được viết thành văn bản trong bộ sưu tập truyện cổ tích Pentamerone của Giambattista Basile - một nhà văn người Hy Lạp.

Kết lại phân đoạn này, Huỳnh Lập cho rằng không quan trọng chi tiết mất giầy xuất phát từ đâu mà là ở chỗ câu chuyện nào cũng có một nhân vật "ác toàn diện" như mẹ ghẻ của Cám và mẹ ghẻ của Lọ Lem.

Họ giống như cái nền để làm nổi bật cho những đức tính tốt đẹp của nhân vật chính. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc họ không có lấy một cái tên cho riêng mình.

"Miệng lưỡi thiên hạ"

Phiên bản gốc của Tấm Cám thật sự khá... kinh dị. Mẹ ghẻ của Tấm không chỉ chặt cây cau giết con riêng của chồng mà còn giết hết lần này đến lần khác dù đã qua bao lần đầu thai chuyển kiếp. Cuối cùng, Tấm trả thù bằng cách giết Cám rồi đem làm mắm cho mẹ ghẻ ăn. Có thể nói, câu chuyện này ghê rợn hơn câu chuyện Lọ Lem của phương Tây rất nhiều.

Trong phiên bản lần này của Huỳnh Lập, nhân vật mẹ ghẻ không cố tình giết Tấm. Cô nàng do trong lúc chặt cau làm giỗ cha bị kiến cắn nên buông tay rớt xuống đất mà chết. Thế nhưng dân làng lại vinh vào câu ca dao "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng" để mặc định rằng chính mẹ ghẻ đã hãm hại Tấm, một cô nàng xinh đẹp hiền lành.

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Nhân vật hài hước đại diện cho "miệng lưỡi thế gian"

Bất chấp lời thanh minh cho bản thân từ mẹ ghẻ, mọi thứ dường như ngày càng lan rộng hơn. Mọi cái ác cứ thế đổ dồn hết lên đầu của bà. Trong mắt dân làng dường như chỉ có đúng và sai, thiện và ác chứ không hề tìm hiểu căn nguyên đằng sau mọi thứ. Họ chưa bao giờ đặt câu hỏi, "Tại sao một con người lại có thể ác đến như vậy?".

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Ở tập 3, mẹ ghẻ đã phải thốt lên trong vô vọng rằng: "Thật ra, ta không có ác đâu. Mà là miệng lưỡi thiên hạ mới ác!".

Trong xã hội hiện đại, tình huống tương tự diễn ra hằng ngày. Chúng ta hay đánh giá người khác thông qua lời đồn mà thiếu đi những bằng chứng khách quan.

Chúng ta cũng thường định tội cho một cá nhân kể cả khi họ chưa qua xét xử bởi tòa. Rất có thể, chúng ta từng sắm vai những dân làng buông lời cay nghiệt ấy ngoài đời thực mà không hề nhận ra.

Bất kỳ ai cũng có câu chuyện của riêng mình

Đây là lần đầu tiên mà quá khứ của nhân vật mẹ ghẻ được kể lại, dù là được hư cấu bởi Huỳnh Lập. Theo đó, mẹ ghẻ từng là một cô gái hiền lành. Cô đem lòng yêu một người đàn ông rồi đồng ý về làm vợ.

Tuy nhiên, người chồng sau đó lại hất hủi cô bởi một cô gái khác xinh đẹp hơn. Kể cả con ruột của cô là Cám sau khi sinh ra cũng không được cưng chiều như Tấm. Cái tên của cả 2 đã làm nổi bật lên ý này: "Tấm" và "Cám".

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Cuộc đời của mẹ ghẻ là một tấn bi kịch không hồi kết

Ma xui quỷ khiến, cả chồng và người vợ kia đều qua đời do... té giếng, để lại cho cô 2 đứa con nhỏ. Dân làng cứ thế gán ghép cho cô cái tội danh giết chồng và phàm là mẹ ghẻ như cô thì phải hãm hại con chồng. Tới nỗi, cô đã nghĩ đến việc quyên sinh nhưng không thành.

Có ai đó từng nói rằng, chúng ta thường trở thành người mà kẻ khác hay miêu tả về mình. Trong trường hợp của mẹ ghẻ trong Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể, điều này có vẻ đúng. Bởi vì bà đã sống theo đúng những gì mà dân làng kể về mình, dù điều đó đi ngược lại với lương tâm của bà.

Nhân chi sơ, tánh bổn thiện

Triết lí này đã được Huỳnh Lập sử dụng như câu chốt cho tiểu phẩm dài gần 80 phút của mình. Nhân vật "thôn nữ đi lạc" do Lê Nhân đóng sau cùng đã được tiết lộ chính là lương tâm của mẹ ghẻ, sự thuần khiết của cô gái dân dã năm nào.

Mỗi cái tát trong quá khứ đều là hồi chuông cảnh báo từ bản chất lương thiện của bà nhưng đáng tiếc là lần nào cũng thất bại.

5 thong diep nhan van va an y dang sau

Cuộc trao đổi giữa "cái thiện" và "cái ác"

Mặc dù vậy, "thôn nữ đi lạc" chưa bao giờ biến mất hoàn toàn. Trái tim của con người cũng giống như thế, luôn bị giằng xéo giữa cái thiện và cái ác rồi từ đó mới làm nên tính cách và hành động bên ngoài.

Bỏ qua những thủ thuật và tiểu xảo, thông điệp của Huỳnh Lập dành cho khán giả rất rõ ràng: Trên đời này, không có ai sinh ra đã là người ác. Mỗi hành vi của con người đều là hệ quả từ rất nhiều chuyện diễn ra trong quá khứ.

Trước khi nhận xét hay đánh giá bất kỳ ai, chúng ta nên nhìn tổng thể mọi thứ chứ đừng gián tiếp hại người thông qua lời nói của mình.

Theo Một Thế Giới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ