La mắng và đánh đòn là một số phương pháp cha mẹ vẫn sử dụng để giáo dục con cái mỗi khi chúng làm sai. Tuy nhiên, điều đó không thực sự hiệu quả, thậm chí, có thể dẫn đến sai lầm đáng tiếc.
1. Dùng đòn roi dạy trẻ không giải quyết được vấn đề, đôi khi còn trở nên tồi tệ
Mặc dù sự kiên nhẫn của cha mẹ có giới hạn, tuy nhiên, nếu dạy trẻ bằng đòn roi hay la mắng không đạt được hiệu quả thực sự.
Bạo lực không phải là phương pháp lâu dài để tạo kỷ luật cho một đứa trẻ. Chúng cần được hiểu những nguyên nhân đằng sau hành vi chưa phù hợp.
Thay vì sử dụng bạo lực để giải quyết nhất thời, cha mẹ nên giải thích cặn kẽ lý do tại sao điều chúng làm là sai.
2. Đứa trẻ có nguy cơ bị lạm dụng bạo lực gia đình
Nghiên cứu cho thấy rằng, phần lớn các trường hợp lạm dụng trẻ em bắt đầu từ những trận đòn roi. Sau khi các hình phạt về thể xác không có tác dụng, cha mẹ thường tăng tần suất và lực sử dụng vào lần tới, khi con của họ không cư xử đúng mực.
Mỗi lần, họ đều mong đợi biện pháp đó có hiệu quả, nhưng điều đó đã không xảy ra. Kết quả là, họ tăng cường sử dụng vũ lực để rồi cuối cùng, những đứa trẻ của họ bị lạm dụng theo cách mà họ không bao giờ tưởng tượng được.
3. Bạo lực gia đình tạo nên một đứa trẻ nổi loạn trong tương lai
Trẻ em bị trừng phạt về thể xác trong suốt thời thơ ấu có xu hướng sử dụng bạo lực đối với những đứa trẻ khác, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật.
Và không có gì lạ, lời nói của cha mẹ có thể thuyết phục trẻ em, nhưng những gì chúng nhìn thấy sẽ có tác động lớn hơn nhiều đối với chúng.
Nếu một người mẹ hoặc người cha sử dụng cái tát để giải quyết mâu thuẫn, đó là những gì đứa trẻ sẽ học và làm theo.
4. Những đứa trẻ bị la mắng, đánh đòn thường xuyên có nguy cơ bị trầm cảm
Nếu người chồng của bạn đánh bạn, bạn vẫn sẽ nghĩ anh ấy yêu mình chứ? Thật khó tin! Và điều tương tự cũng xảy ra với đứa trẻ. Những đứa trẻ bắt đầu nghi ngờ về tình yêu của cha mẹ đối với chúng, sau khi phải chịu những hình phạt về thể xác.
Cuộc sống của mỗi một đứa trẻ hoàn toàn xoay quanh cha mẹ chúng. Chúng có thể cảm thấy không được yêu thương, thậm chí có thể bị trầm cảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự hòa nhập của đứa trẻ đối với cộng đồng.
5. Khiến trẻ bị suy giảm hệ thống miễn dịch
Khi phải liên tục chứng kiến bạo lực, lên người chúng hay người thân thiết bên cạnh, đứa trẻ có thể bị căng thẳng đến mức làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Những đứa trẻ phải đối mặt với hình phạt thân thể thường xuyên sẽ dễ mắc bệnh hơn so với những đứa trẻ khác.
Bởi vậy, các bậc cha mẹ, dù có đang tức giận đến mấy, hãy cố gắng kiềm chế cơn nóng, hoặc để cho con cái không gian một mình suy ngẫm lại lỗi lầm, thay vì dùng đến đòn roi.