Ngâm rau càng lâu thì càng tốt
Việc ngâm trong nước chỉ có thể loại bỏ thuốc trừ sâu tan trong nước trên bề mặt rau quả, nếu thời gian ngâm quá lâu, thuốc có thể xâm nhập vào rau gây ô nhiễm thứ cấp. Nhiều chất dinh dưỡng trong rau cũng sẽ hòa tan trong nước gây thất thoát chất dinh dưỡng.
Rau, trái cây có thể rửa sạch bằng chất tẩy rửa
Các chất tẩy rửa rau quả bán trên thị trường đều chứa chất hoạt động bề mặt, thành phần rất phức tạp, dễ bám vào lớp sáp trên bề mặt rau quả, khó loại bỏ hết và dễ gây ra các vấn đề tồn dư thứ cấp.
Rửa rau quả bằng nước muối hoặc nước vo gạo tốt cho sức khỏe hơn
Nước muối quả thực có thể làm trứng côn trùng trong rau rời ra ngoài, nhưng muối sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm sạch của nước nếu nồng độ quá cao, thuốc trừ sâu sẽ xâm nhập ngược vào rau quả, gây phản tác dụng.
Bản thân gạo cũng có vấn đề về dư lượng thuốc trừ sâu, do đó rau ngâm trong nước vo gạo có thể biến thành bể chứa thuốc trừ sâu.
Rửa bằng baking soda hoặc giấm làm giảm chất lượng thuốc trừ sâu
Baking soda có tính kiềm yếu, có thể làm sạch thuốc trừ sâu có tính axit nhưng tốc độ trung hòa và phân hủy rất chậm. Thực tế, làm sạch bằng baking soda trong thời gian ngắn không sạch hơn làm sạch bằng nước.
Bản thân giấm có tính axit sẽ kéo dài thời gian phân hủy của thuốc trừ sâu, mùi giấm sẽ lưu lại trên rau, ảnh hưởng đến mùi vị.
Cắt rau trước rồi rửa sẽ sạch hơn
Không nên rửa rau sau khi cắt vì mặt cắt ngang của rau tiếp xúc với không khí và có thể bị oxy hóa. Ngoài ra, trong quá trình làm sạch, một số dư lượng thuốc trừ sâu cũng có thể bám vào các mặt cắt ngang của rau. Do đó, rửa sạch trước rồi mới cắt sẽ khoa học hơn.
Mối nguy hiểm khi ăn trái cây, rau củ có dư lượng thuốc trừ sâu
Dễ gây ung thư
Liều lượng thuốc trừ sâu còn sót lại thấp có thể gây ngộ độc mãn tính ở người. Tiêu thụ lâu dài có thể dễ dàng gây đột biến ở sinh vật và làm tăng khả năng đột biến tế bào, gây biến dạng tế bào và gây ung thư.
Rối loạn tiêu hóa
Việc tiêu thụ thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu trong thời gian dài sẽ cản trở chức năng của hệ tiêu hóa, biểu hiện chủ yếu là đau bụng, tiêu chảy và phân khô.
Ngộ độc cấp tính
Dư lượng thuốc trừ sâu quá nhiều trong thực phẩm dễ dẫn đến ngộ độc cấp tính, có thể gây co thắt cơ, co đồng tử, khó thở, thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh Parkinson
Những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu có 90% nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Ngoài ra, nó còn dẫn đến các bệnh về tim mạch, mạch máu não, tiểu đường, viêm màng não, các bệnh phức tạp và nhiều bệnh khác.
Mách bạn rửa rau đúng cách
Các loại rau lá xanh
Đặt rễ rau hướng lên trên trong nước và lắc cho sạch. Tác động và độ rung của nước sẽ loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu. Ngâm thêm 3-5 phút nữa, cuối cùng cắt bỏ cuống lá và rễ. Hãy cẩn thận rửa sạch trước khi cắt để tránh nhiễm thuốc trừ sâu vào dao.
Súp lơ
Sau khi rửa dưới vòi nước, cắt thành từng miếng nhỏ và chần trong nước nóng từ 1 đến 1,5 phút. Thuốc trừ sâu sẽ tan theo hơi nước.
Các loại dưa và họ cà
Ngâm trong nước sạch từ 1 đến 2 phút, sau đó dùng bàn chải mềm chà sạch dưới vòi nước chảy vài lần, sau đó rửa sạch bằng nước và loại bỏ những cuống không cần thiết.
Các loại củ
Bảo quản ở nơi thoáng mát, có nắng trong vài ngày để thuốc trừ sâu phân hủy tự nhiên. Rửa sạch bằng nước và gọt vỏ trước khi ăn.
Các loại trái cây có thể gọt vỏ
Để tránh những loại trái cây này bị mốc, thối, một số người bán sẽ sử dụng thuốc diệt nấm, do đó bạn nên rửa sạch bằng nước trước khi gọt vỏ.