Ngồi quá lâu
Nhiều người trong chúng ta thường mang theo sách, báo, truyện tranh hoặc điện thoại khi đi toilet. Điều này vô tình khiến chúng ta ngồi quá lâu trong toilet, gây áp lực lên tĩnh mạch ở phần dưới cùng của trực tràng. Nếu phần tĩnh mạch này vì áp lực mà bị giãn, phình thì sẽ gây bệnh trĩ , theo Reader’s Digest.
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể phát hiện ra mình bị trĩ trong khoảng 1 tuần sau khi các triệu chứng xuất hiện. Những triệu chứng này thường là ngứa ngáy, khó chịu và phổ biến nhất là chảy máu trực tràng.
Nếu thấy có màu máu đỏ trong phân hoặc giấy vệ sinh thì hãy tìm đến bác sĩ để chắc rằng đó không phải là triệu chứng của ung thư đại tràng hay bất kỳ căn bệnh nào nghiêm trọng.
Rặn quá mạnh khi đi toilet
Khi gặp phân cứng, việc rặn quá mạnh có thể gây áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng, làm tăng nguy cơ bị trĩ cũng như vết rách ở hậu hôn .
Để giúp việc đi toilet dễ chịu hơn cũng như giảm nguy cơ bị trị, hãy tăng cường chất xơ trong chế độ ăn, uống nhiều nước và tăng cường hoạt động thể chất. Vận động nhiều sẽ giúp cải thiện hoạt động của ruột.
Sử dụng sai chất tẩy rửa
Khi sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch nhà vệ sinh thì chỉ cần sử dụng một lượng phù hợp theo hướng dẫn sử dụng. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa, mà số chất tẩy này phản ứng với ammoniac trong nước tiểu thì sẽ tạo ra một loại khí độc gọi là choloramine.
Chúng có thể gây ho, thở khò khè, buồn nôn và chảy nước mắt, theo Reader’s Digest.
Mọi người cũng không nên sử dụng song song 2 loại nước tẩy rửa nhà vệ sinh khác nhau. Vì sự kết hợp giữa clo trong loại nước tẩy rửa này với a xít trong loại nước tẩy rửa khác có thể tạo ra khí clo độc hại, gây cay mắt, khó thở.
Nhấn nút xả nước mà chưa đậy nắp
Nếu không đậy nắp mà nhấn nút bồn cầu sau khi sử dụng thì có thể làm các hạt phân nhỏ bắn vào không khí, thậm chí là bay xa đến 1,8 mét, Reader’s Digest trích dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Arizona (Mỹ).
Do đó, để đảm bảo vệ sinh, mọi người hãy đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.