Trong chuối có chứa nhiều dưỡng chất như kali tốt cho hệ tim mạch, vitamin C nâng cao sức đề kháng, lượng carb vừa đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể, các hợp chất như folate, choline hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Vì vậy, có thể nói rằng chuối là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.
Người bị bệnh gì không nên ăn nhiều chuối?
Người đang cần sự tỉnh táo
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, ăn chuối giúp bạn tìm đến giấc ngủ nhanh hơn, nhưng nếu cần sự tỉnh táo thì không nên ăn chuối, vì trong chuối có chứa tryptophan, một acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Carbohydrate trong chuối có thể ngăn chặn các axit amin khác do cơ thể chúng ta tiết ra để cho phép tryptophan vào não, từ đó tạo ra seratonin. Seratonin sẽ khiến bạn có cảm giác buồn ngủ.
Người có vấn đề về đường tiêu hóa
Tuy chuối chín giàu chất xơ hòa tan pectin có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng với người đang bị đau dạ dày hoặc mắc phải một số bệnh liên quan nếu hấp thụ quá nhiều chất xơ lại có thể khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng cao, gây bào mòn, viêm loét hang vị dạ dày.
Người đang có vấn đề về đường tiêu hóa tuyệt đối không được ăn chuối khi đang đói để tránh làm khó chịu cho dạ dày, gia tăng cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
Người bị tiểu đường, tim mạch
Chuối có hàm lượng đường cao nên người bị bệnh tiểu đường loại 2, người bị bệnh tim mạch, thường xuyên sử dụng thuốc nên hạn chế ăn chuối. Hàm lượng kali trong máu tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Người bị đau dạ dày
Những người có tiền sử bị đau dạ dày cần hạn chế ăn chuối tiêu chín. Còn các loại chuối khác, với những người bị đau dạ dày muốn ăn thì phải ăn chuối đã chín và sau khi ăn cơm no, lúc này chuối sẽ có tác dụng bảo vệ và trung hòa acid dạ dày. Nếu duy trì ăn chuối khi đói trong thời gian dài sẽ gây ra thành dạ dày bị bào mòn, đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Các nguyên nhân tiềm ẩn gây khó chịu cho dạ dày sau khi ăn chuối có thể do lượng tinh bột, do hội chứng ruột kích thích, dị ứng chuối hoặc không dung nạp fructose.
Người đang dùng một số loại thuốc
Theo Trường Y Harvard, cho biết, thực phẩm giàu kali cũng có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc điều trị huyết áp cao và suy tim. Khi uống 2 loại thuốc sau nên tránh ăn chuối, vì sẽ làm tăng nồng độ kali trong máu:
Thuốc ức chế ACE trị huyết áp cao, gồm các loại thuốc như: Lisinopril, Enalapril hoặc Ramipril
Thuốc trị suy tim: Spironolactone.
Những thực phẩm không ăn cùng chuối
Chuối tuy là loại quả thông thường nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, cũng có những điều kiêng kỵ trong ăn uống, hãy cùng theo dõi xem chuối có những kiêng kỵ gì.
Khoai tây
Chuối với khoai tây khi kết hợp có thể dẫn đến một số phản ứng hóa học, sản xuất chất độc và gây ra các đốm nâu trên khuôn mặt. Vì vậy, để an toàn nên ăn khoai tây và ăn chuối cách nhau tối thiểu 15 phút.
Khoai lang, khoai sọ
Hầu như các loại khoai đều không nên ăn cùng chuối. Nếu như ăn với khoai tây có thể gây ra chất độc, ăn cùng khoai lang và khoai sọ có thể bị đau dạ dày và gây chướng bụng.
Dưa hấu
Dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới 15% và rất giàu kali. Chuối cũng rất giàu kali, nồng độ từ 283 đến 472mg/100g. Vì vậy, bệnh nhân bị suy thận không nên ăn những trái cây có chứa hàm lượng kali cao như chuối và dưa hấu để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.