5 mẹo mua sắm trực tuyến an toàn trong mùa dịch Covid-19 

GD&TĐ - Dịch Covid-19 khiến các hoạt động giao dịch mua sắm thực hiện trực tuyến thay vì trực tiếp. Đây cũng là cơ hội lớn cho tội phạm mạng thực hiện hành vi lấy cắp thông tin của khách hàng.

5 mẹo mua sắm trực tuyến an toàn trong mùa dịch Covid-19 

Vì vậy, ngoài việc kiểm tra số dư trên thẻ tín dụng và lên danh sách mua sắm, bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp bảo mật nhất định trước khi chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến. Nếu được thực hiện đúng cách, việc mua sắm online sẽ rất thuận tiện, dễ dàng và an toàn.

Dưới đây là 5 mẹo về cách làm cho việc mua hàng trực tuyến của bạn an toàn hơn.

1. Lựa chọn mạng để thanh toán

Nếu bạn không ở nhà, hãy chú ý xem bạn đang kết nối với wifi nào. Nếu bạn đang kết nối với "Wifi miễn phí" hoặc một cái gì đó tương tự, thì nên cân nhắc xem có nên mua sắm trên mạng đó không.

Đó có thể là một tên tội phạm thiết lập mạng wifi để xem lưu lượng truy cập của bạn và nắm bắt thông tin cá nhân của bạn. Ngoài ra, không bao giờ được sử dụng máy tính công cộng để mua sắm trực tuyến.

2. Lựa chọn ứng dụng để mua hàng

Cần xem xét cẩn thận những đề nghị mà ứng dụng mua sắm yêu cầu. Có thực sự cần thiết cho một ứng dụng có quyền truy cập vào hình ảnh, vị trí GPS, máy ảnh và danh bạ của bạn không?

Một số ứng dụng thậm chí có thể ghi lại mọi lần gõ phím trên điện thoại của bạn bao gồm bất kỳ thông tin đăng nhập hoặc dữ liệu thẻ tín dụng nào được nhập.

3. Chọn trang web để thanh toán

Đảm bảo thiết bị của bạn được cập nhật và được bảo vệ bằng các sản phẩm bảo mật thương mại. Ví dụ: một sản phẩm bảo mật có thể chứa tính năng bảo vệ chống vi-rút, tường lửa với tính năng bảo vệ chống xâm nhập, bộ lọc web và bảo vệ chống lừa đảo.

Cần lưu ý, các trang web giả mạo rất giống với trang web chính thức, nếu chỉ lướt qua thì rất khó phát hiện. 

4. Hãy cẩn thận với các cửa hàng trực tuyến không rõ nguồn gốc

Trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, có nhiều cửa hàng trực tuyến đã xuất hiện để bán khẩu trang, nước rửa tay và các vật dụng y tế khác. Ngay cả khi trang web có vẻ đáng tin cậy, bạn cũng nên kiểm tra xem công ty có còn tồn tại hoặc cung cấp hàng hóa mà bạn định mua hay không.

Không nên nhấp vào biển hiệu (banner online) trong email hoặc trên web nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn rằng người gửi là hợp pháp.

Trước khi nhấp vào, hãy xem lại liên kết, bạn có thể đọc lại toàn bộ địa chỉ và kiểm tra xem địa chỉ có trông lạ không (ví dụ: chứa nhiều ký tự đặc biệt hoặc một số chữ cái đã được thay thế)? Nếu có, đừng bấm vào.

5. Thanh toán an toàn

Nên sử dụng thanh toán an toàn cùng với thẻ Visa, Mastercard hoặc thanh toán từ ngân hàng trực tuyến. Đừng quên kiểm tra bảng sao kê tài khoản ngân hàng của bạn để tìm kiếm các giao dịch sai lệch.

Hãy nhớ những mẹo đơn giản này và bạn có thể tiến hành mua sắm trực tuyến của mình một cách an toàn.

Theo tietoevry.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ