5 loại vải độc hại chúng ta vẫn mặc hàng ngày

Vải Rayon (Viscose) hay được dùng để may quần áo mùa hè. Vải Spandex/Lycra/Elastane co giãn rất tốt nên được dùng làm áo bra thể thao, legging.

Các loại vải làm từ vật liệu tổng hợp trông rất vô hại nhưng có thể làm bạn bị hôi da, phát ban, buồn nôn.

1. Polyester

5 loại vải độc hại chúng ta vẫn mặc hàng ngày Ảnh 1

Vải polyester về cấu tạo là một loại vải tổng hợp có hợp có thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (có nguồn gốc chính từ dầu mỏ). Quá trình tạo ra vải polyester tổng hợp hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. 

Để tạo ra được sợi polyester, các nhà sản xuất tiến hành phản ứng hóa học giữa rượu và acid. Trong phản ứng này các phân tử liên kết ngẫu nhiên với nhau tạo thành một phân tử lớn hơn có cấu trúc tương đồng nhau. 

Mặc dù các nhà sản xuất trộn thêm thành phần tự nhiên (như bông) để ngăn ngừa vết nhăn và rách, vải polyester vẫn gây hại cho sức khỏe chúng ta. Da sẽ bị bí khi mặc chất liệu. Nhiệt độ cơ thể tăng cao giúp giải phóng các chất hóa học từ loại vải nhưng của bạn sẽ hấp thụ lại sau đó. 

Kết quả là bạn dễ bị phát ban, ngứa, mẩn đỏ, chàm và viêm da. Tốt hơn hết bạn nên tránh sử dụng polyester trong quần áo và cả khăn trải giường.

2. Rayon (Viscose)

5 loại vải độc hại chúng ta vẫn mặc hàng ngày Ảnh 2

Rayon là một loại sợi được làm từ cellulose được chuyển đổi hóa học từ bột gỗ. Cấu trúc của sợi vải này tương tự với cotton và thường được sử dụng trong may mặc các sản phẩm dành cho mùa hè như váy, áo. 

Để sản xuất ra vải viscose, đầu tiên người ta sẽ xay nhuyễn nguyên liệu cellulose sau đó hòa tan chất này trong dung dịch natri hydroxit để tạo thành cellulose kiềm. 

Tiếp đến cellulose kiềm được xử lý bằng carbon disulfua để tạo thành cellulose natri xanthate. Sau đó sợi rayon được sản xuất từ những dung dịch từ axit khoáng như axit sunfuric, trong quá trình này các nhóm xanthate sẽ được hủy phân để tái tạo cellulose và giải phóng các axit dithiocarbamic. 

Sau đó sợi viscose sẽ được kéo thành và đem đi dệt thành vải khổ lớn để sử dụng. Không chỉ quá trình sản xuất mà cả việc mặc chất liệu rayon đều gây hại cho sức khỏe.

 Vải rayon có thể thải ra chất độc gây buồn nôn, đau đầu, đau ngực và mất ngủ. Ngoài ra, hoạt động sản xuất của rayon còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

3. Nylon

5 loại vải độc hại chúng ta vẫn mặc hàng ngày Ảnh 3

Nylon về bản chất là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu thô, sau khi trải qua một quá trình hóa học chuyên sâu sẽ tạo ra chất liệu sợi mạnh mẽ có khả năng co giãn tốt sau đó tại thành các loại vải. 

Tất, nội y, đồ lót, quần tất, và rất nhiều loại quần áo hàng ngày chúng ta mặc đều được làm từ nylon. Chất liệu này được ưa chuộng bởi chi phí sản xuất thấp cùng độ bền lâu dài. Quần áo làm từ nylon không thấm hút mồ hôi từ da nên có thể gây ra mùi hôi và nhiễm trùng da. 

Trong quá trình sản xuất, vải được tẩy trắng hoặc nhuộm bằng các hóa chất khác nhau. Mặc nó trên da có thể làm bạn bị kích ứng.

4. Acrylic

5 loại vải độc hại chúng ta vẫn mặc hàng ngày Ảnh 4

Vải acrylic được làm từ acrylonitrile - chất gây ung thư và gây đột biến. Vải acrylic còn được biết đến tên gọi là len nhân tạo. Điểm cộng lớn nhất của chất liệu vải acrylic là trọng lượng nhẹ, giữ ấm tốt. 

Sự liên kết chặt chẽ đảm bảo độ bền chắc và khả năng cách tiết trong nền nhiệt lạnh. Nó cũng có độ đàn hồi tốt, giá thành rẻ, khô nhanh, chịu được nhiệt. Nhưng tiếp xúc với chất này có thể làm bạn bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, yếu chân tay và nhiều bệnh khác.

Mặc quần áo làm từ vải acrylic sẽ tăng nguy cơ hấp thụ một số acrylonitrile vào da của bạn. Ngoài ra, quy trình sản xuất acrylic là một trong những nguyên nhân rất lớn gây ô nhiễm môi trường.

5. Spandex/Lycra/Elastane

5 loại vải độc hại chúng ta vẫn mặc hàng ngày Ảnh 5

Những loại vải này co giãn rất tốt nên thường được dùng làm áo lót thể thao, legging, áo phông, đồ lót định hình, quần bó, bikini,...

Chúng còn có ưu điểm không tích điện, nhẹ, trơn, mềm, dễ nhuộm màu, chịu mài mòn tốt, không tạo xơ hay thắt nút trên bề mặt vải. Nhưng giống như các loại vải tổng hợp khác, chúng được làm từ các chất hóa học có hại như polyurethane (cũng được coi là một chất gây ung thư). 

Tiếp xúc lâu dài với các loại vải này có thể làm bạn bị kích ứng da.

Vậy chúng ta nên mặc chất vải gì?

Cotton: Thoáng khí, hấp thụ chất lỏng từ da, chống nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông, độ bền cao, không gây dị ứng. 

Len Merino: Chất liệu hoàn toàn tự nhiên, kháng khuẩn, khử mùi, chống nắng, hút ẩm nhanh, điều hòa nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường, mềm, nhẹ, có khả năng chống tia cực tím tự nhiên.

Cashmere: Loại sợi tự nhiên hiếm nhất trên thế giới. Cashmere được dệt thủ công bởi những sợi lông dê vùng núi Himalaya. Những con dê sống dưới thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ thấp đến -40 độ C.

 Nhờ vậy, vải cashmere được đánh giá là ấm gấp 6 lần so với những loại len bình thường khác. Không những thế, loại vải này còn cực kỳ bền với thời gian. Chúng thậm chí có thể giữ nguyên màu sắc sau rất nhiều năm sử dụng.

Cây gai dầu: Vật liệu tự nhiên giúp giữ hình dáng quần áo lâu bền, không bị bai dão. Càng mặc lâu, chất liệu vải sẽ càng mềm mịn dễ chịu.

Lụa: Kết cấu mềm mịn, sang trọng, mát mẻ. Giúp làm chậm quá trình lão hóa, chữa bệnh chàm, hen suyễn, chống nấm, tránh dị ứng và cải thiện giấc ngủ.

Tre: Một sự thay thế thú vị cho các loại vải tự nhiên truyền thống. Các loại vải dệt từ tre cũng mềm và mượt như các loại vải tự nhiên khác. Chúng không gây dị ứng, thoáng khí và điều chỉnh nhiệt tốt.

 Vải làm từ tre có thể hút ẩm trên da tốt hơn cả cotton và bảo vệ bạn khỏi tia UV (giống như len Merino). Ngoài ra, nó khả năng phân hủy sinh học.

Vải lanh: Chất liệu rất thoải mái và bền. Vải dệt tự nhiên không gây dị ứng, mát mẻ, thoáng khí. Nhưng dễ hỏng nếu bạn giặt bằng máy. 

Theo saostar.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.