5 “đừng” để không rơi vào tranh luận với trẻ

GD&TĐ - Đối với nhiều phụ huynh, mọi cuộc trò chuyện với trẻ đều có khả năng trở thành một cuộc tranh cãi.

Cha mẹ có thể chọn cách tạm thời không nói bất cứ điều gì.
Cha mẹ có thể chọn cách tạm thời không nói bất cứ điều gì.

Nhiều người vô cùng thất vọng và không biết làm gì để chấm dứt tình trạng này. Cho dù đó là trong khoảng thời gian ngắn hay vài năm, tranh luận có vẻ như là hình thức giao tiếp duy nhất mà cha mẹ và trẻ có.

Hầu hết cha mẹ đều bận rộn để cố gắng cân bằng giữa gia đình, công việc. Họ làm việc, lo lắng và có thể rơi vào tình trạng căng thẳng. Theo các chuyên gia, nếu thường xuyên tranh luận với con, cha mẹ không nên làm những điều sau:

Đừng bỏ qua khuôn mẫu trong mối quan hệ với con

Chúng ta không thể ngừng làm điều gì đó cho đến khi thực sự hiểu. Đôi khi, các phụ huynh có thể nhận thấy mô hình này dễ dàng nhất là ở những người khác. Ví dụ, khi hai mẹ con ở trung tâm mua sắm tranh cãi về việc nên mua chiếc quần jean nào. Sau đó, họ giận nhau, rời khỏi cửa hàng và hầu như không nói chuyện trong suốt thời gian còn lại của ngày. Hoặc, những cha mẹ xung quanh thường xuyên tranh luận với con về mọi việc, bất kể lớn hay nhỏ.

Có lẽ, không ít phụ huynh từng chứng kiến hình mẫu này trong mối quan hệ của mình với con. Cha mẹ yêu cầu trẻ làm các món ăn và con từ chối, cho rằng đó không phải là công việc của mình. Trong khi phụ huynh kiên quyết cho rằng, đó là trách nhiệm của trẻ.

Do đó, điều quan trọng nhất là nhận ra các hình mẫu. Phụ huynh hãy chú ý đến thời điểm cuộc tranh luận xảy ra, cũng như nó xảy ra như thế nào. Hãy chú ý tới lý do “khơi mào” cuộc tranh luận. Tất cả thông tin này sẽ hữu ích khi cha mẹ và trẻ thay đổi hành vi.

Đừng nghĩ rằng trẻ sẽ ngừng tranh luận

Trẻ em luôn tìm cách để đạt được thứ chúng muốn. Trẻ sơ sinh có thể khóc khi đói, trẻ 3 tuổi liên tục thu hút sự chú ý của cha mẹ, hoặc trẻ vị thành niên tranh cãi về mọi thứ... Đây đều là những hành vi nhằm được đáp ứng nhu cầu.

Tuy nhiên, thực tế, trẻ có thể học những cách giao tiếp tốt hơn mà không cần tranh cãi. Yếu tố quan trọng nhất là cha mẹ cần thể hiện cho trẻ thấy, sự thay đổi trong hành vi là cần thiết.

Phụ huynh hãy cởi mở để thay đổi quan điểm, lập luận và tìm cách giao tiếp tốt hơn. Phụ huynh có thể cần một số trợ giúp, như: Từ bạn đời, giáo viên của con, một cố vấn hướng dẫn, người bạn đáng tin cậy hoặc sự hỗ trợ nuôi dạy con khác. Không dễ để tìm ra một cách mới để giao tiếp với trẻ. Trong đó, tìm kiếm sự trợ giúp thường là bước đầu tiên để thực hiện thay đổi quan trọng này.

Nhiều phụ huynh cảm thấy thật khó để không tranh luận.

Nhiều phụ huynh cảm thấy thật khó để không tranh luận.

Đừng ngại nghĩ về mối quan hệ muốn có với trẻ

Có lẽ, bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng muốn trở thành phụ huynh tốt. Khi mang thai, người mẹ có thể hình dung về cách ứng xử nhẹ nhàng với con. Song, thực tế của cuộc sống hằng ngày có thể khiến ước mơ đó có thể bị mai một. Tất cả cha mẹ đều có thể đánh mất các ưu tiên của mình, nhưng cũng có thể tìm lại quan điểm và đi đúng hướng.

Theo các chuyên gia, phụ huynh cần vượt qua một số khó khăn nhỏ và luôn ghi nhớ các mục tiêu cũng như ưu tiên của mình. Ví dụ, việc yêu cầu trẻ nấu ăn không phải là ưu tiên. Tuy nhiên, cha mẹ có thể đặt giới hạn và quy trách nhiệm cho trẻ. Ghi nhớ mức độ ưu tiên sẽ giúp phụ huynh nắm rõ vai trò mình muốn có với con. Điều quan trọng là phải thiết lập mối quan hệ cha mẹ muốn với con. Có những vai trò nuôi dạy con khác nhau, hiệu quả hơn và có thể giúp các cha mẹ đạt được điều đó.

Đừng để bất đồng bùng phát

Nhiều cha mẹ thường không đặt ra giới hạn trước khi mọi thứ vượt quá tầm tay. Thậm chí, phụ huynh có thể không lập kế hoạch hay chiến lược để đối phó với hành vi sai trái của con.

Không quan trọng chúng ta là ai, thông minh như thế nào hay làm tốt ra sao trong các phần khác của cuộc sống, tất cả đều có thể bị kéo vào các cuộc tranh cãi. Vì lý do này, điều quan trọng là cha mẹ phải dừng lại trước khi các cuộc tranh cãi bùng lên. Phụ huynh hãy lập kế hoạch để không rơi vào tình huống đó.

Hãy thực hiện điều này bằng cách suy nghĩ thấu đáo những gì sẽ nói và có cách giao tiếp phù hợp với trẻ. Hoặc, cha mẹ có thể chọn cách tạm thời không nói bất cứ điều gì, thay vì trở thành nửa kia của cuộc tranh luận.

Khi cha mẹ thay đổi cách giao tiếp với con bằng cách không tranh luận, trẻ sẽ tự động đáp lại tương tự. Song, trong một số trường hợp, trẻ có thể làm cho tình hình căng thẳng và khiến phụ huynh quay lại cuộc tranh luận. Nếu thói quen tranh luận giữa cha mẹ và con đã diễn ra trong một thời gian dài, trẻ có thể sẽ rất “tinh vi” trong việc lôi kéo phụ huynh vào cuộc cãi vã. Tuy nhiên, cha mẹ hãy lập kế hoạch để giữ vững quan điểm: Không tranh luận.

Đừng từ bỏ sự thay đổi

Khi rơi vào tình huống căng thẳng với trẻ, chắc hẳn, nhiều phụ huynh cảm thấy thật khó để không tranh luận. Cha mẹ sẽ cảm thấy bất lực và vô vọng về việc tranh cãi mọi lúc.

Điều quan trọng là không được nản lòng. Phụ huynh hãy nhủ rằng: Mình không đơn độc. Có rất nhiều phụ huynh đang rơi vào tình huống này. Song, cuộc sống của họ đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn nhờ nỗ lực. Bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể làm như vậy.

Phụ huynh có thể thực hiện các bước để có một mối quan hệ lành mạnh hơn với con. Hãy bắt đầu thực hiện các bước đó bằng cách tìm kiếm thông tin. Với việc dành thời gian, nỗ lực, niềm tin vào bản thân và khả năng trở thành một phụ huynh nhiều “quyền lực”, phụ huynh có thể tìm ra cách giao tiếp hiệu quả hơn với con, thay vì tranh luận.

Theo Empowering Parents

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ