5 điều 'nhất' về quân đội trên thế giới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Người đầu tiên thành lập quân đội trên thế giới là Sargon của Akkad. Đội quân được cho là gồm 100 nghìn binh sĩ, với các đơn vị chuyên biệt.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Người đầu tiên thành lập quân đội

Chiến tranh xảy ra vào khoảng năm 3.000 trước Công nguyên tại Lưỡng Hà. Khoảng năm 2.250 trước Công nguyên, Sargon của Akkad đã phát triển thành phố và xây dựng một đội quân hùng mạnh. Ông bắt đầu đi chinh phục các vùng đất khác kể từ năm 2.350 trước Công nguyên.

Vào thời kỳ này, khu vực Lưỡng Hà thường xảy ra những xung đột và chiến tranh giữa các thành bang do mẫu thuẫn trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa. Sargon đã sử dụng quân đội của mình để chấm dứt những xung đột bằng cách chinh phục lần lượt từng thành bang của người Sumer do Lrifzagesi cai trị.

Đồng thời, phá hủy tất cả các bức tường phòng thủ của họ. Một số tài liệu lịch sử kể lại rằng, Sargon đã chiến thắng tổng cộng 34 trận chiến trên đường hành quân đến Vịnh Ba Tư, nơi ông rửa vũ khí trên biển.

Sau khi trải qua các cuộc chiến, vùng đất Sargon nắm quyền kiểm soát bao gồm hầu hết khu vực Lưỡng Hà và các phần lãnh thổ ở Levant (một vùng đất rộng lớn thuộc phía Đông Địa Trung Hải).

Sargon thành lập Đế quốc Akkad vào năm 2.334 trước Công nguyên, với trung tâm nằm ở thành phố Akkad (hoặc tên gọi khác là thành phố Agade). Sau này, ông được gọi là Sargon xứ Akkad, hay Sargon Đại đế.

Sargon được cho là đã thành lập đội quân thường trực đầu tiên gồm khoảng 100.000 binh sĩ. Quân đội có một hệ thống chỉ đạo và các đơn vị chuyên biệt như kỵ binh, cung thủ.

Sargon thành lập Đế quốc Akkad vào năm 2.334 trước Công nguyên.
Sargon thành lập Đế quốc Akkad vào năm 2.334 trước Công nguyên.

Người lính đầu tiên thiệt mạng trong Thế chiến 1

John Parr sinh năm 1898 tại Barnet và lớn lên ở North Finchley, London (Anh). Ở tuổi 14, John Parr gia nhập một đơn vị của Trung đoàn Middlesex vào năm 1912.

Parr trở thành một trinh sát thu thập thông tin về kẻ địch. Tháng 8/1914, Parr thiệt mạng khi tiểu đoàn của ông đóng quân tại làng Bettignies, miền Bắc nước Pháp. Lời giải thích phổ biến nhất cho cái chết của Parr là ông bị bắn sau khi chạm trán với một đội tuần tra của kỵ binh Đức.

Tới nay, thi thể của Parr vẫn chưa được tìm thấy. Mẹ Parr đã nhiều lần viết thư cho trung đoàn trong những năm sau đó, yêu cầu được thông báo về số phận của con trai bà. Tuy nhiên, bà không nhận được thông tin gì. Tuổi ghi trên bia mộ của Parr là 20.

Người lính cuối cùng thiệt mạng trong Thế chiến 1

George Ellison, đến từ Leeds (Anh) từng là một thành viên của quân đội khi còn trẻ. Khi Chiến tranh Thế giới thứ 1 xảy ra, Ellison phục vụ trong Đội quân Hoàng gia Ireland số 5.

Ellison đã sống sót sau bốn năm phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên, ở tuổi 40, ông bị bắn khi đang ở ngoại ô Mons sáng ngày 11/11/1918 - vài giờ trước khi chiến tranh kết thúc.

Ngày 11/11/1918, Đức ký kết thỏa thuận đình chiến với các nước Đồng minh. Chiến tranh Thế giới thứ 1 kết thúc giao tranh. Chiến tranh Thế giới thứ 1 là một trong những cuộc chiến đau thương và đẫm máu nhất trong lịch sử, thay đổi hoàn toàn cục diện chính trị và xã hội châu Âu.

Kéo dài trong 4 năm, từ năm 1914 - 1918, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của khoảng hơn 16 triệu người và khiến hàng triệu người khác bị thương. Số tiền mà các nước tham chiến bỏ ra cho cuộc chiến lên tới con số 85 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên vũ khí hóa học được sử dụng quy mô lớn khi lực lượng Đức dùng khí chlorine tấn công Bỉ năm 1915.

Người lính trẻ nhất Thế chiến 1

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, hàng nghìn trẻ em và thanh thiếu niên đã tham gia chiến đấu. Theo chính phủ Anh, thời điểm đó, khoảng 250.000 người dưới 18 tuổi được kêu gọi tham gia vào quân đội.

Trong số tất cả những đứa trẻ đã chiến đấu và thiệt mạng, lịch sử ghi nhớ một cái tên - Gavric Momcilo. Khi 8 tuổi, Momcilo tham gia chiến tuyến của người Serbia và trở thành người lính trẻ nhất trong Thế chiến I.

Momcilo sinh ngày 1/5/1906 tại một ngôi làng ở Loznica phía Tây Serbia. Năm 1914, lực lượng Áo tấn công ngôi làng của cậu bé. Momcilo đã sống sót và quyết định đi về phía núi Gucevo để tìm kiếm sự giúp đỡ. Tại đây, Momcilo gặp Sư đoàn Pháo binh số 6. Đó là khi cậu được tham gia chiến đấu.

Năm 1915, lực lượng Serbia bị đánh bại bởi quân đội Áo và Đức. Một số binh sĩ Serbia phải chạy về phía Hy Lạp. Momcilo cũng là một trong số đó. Momcilo đã học hết tiểu học trong thời gian ở thành phố Thessaloniki của Hy Lạp. Sau đó, ngay sau khi quân đội Serbia được khôi phục, cậu tiếp tục gia tham gia trong Trận Kaymakchalan vào năm 1916.

Cựu chiến binh cao tuổi nhất sau Thế chiến 2

Lawrence Brooks - cựu chiến binh Mỹ lớn tuổi nhất còn sống trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đã qua đời ở tuổi 112.

Lawrence Brooks - cựu chiến binh Mỹ lớn tuổi nhất còn sống trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đã qua đời ở tuổi 112.

Lawrence Brooks - cựu chiến binh Mỹ lớn tuổi nhất còn sống trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đã qua đời vào tháng 1 năm nay ở tuổi 112. Sinh năm 1909, Brooks lớn lên ở vùng nông thôn Louisiana và Mississippi (Mỹ).

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, ông thuộc tiểu đoàn Công binh 91 - nơi chủ yếu là người Mỹ gốc Phi. Ông từng đóng quân ở Australia, New Guinea và Philippines. Trong thời gian đó, ông giữ vai trò là tài xế, người phục vụ và nấu ăn cho các sĩ quan. Ông cũng giúp xây dựng cầu, đường và đường băng.

Theo Bảo tàng Chiến tranh Thế giới thứ 2, ông Brooks giữ quân hàm binh nhất. Vợ của ông Brooks - bà Leona, qua đời vào tháng 11/2008. Hai ông bà có 5 người con, 13 cháu và 32 chắt.

Chia sẻ trên Twitter, Tổng thống Mỹ Joe Biden từng ca ngợi cựu ông Lawrence Brooks “thực sự là người tuyệt vời nhất của Mỹ”. Theo Bộ Cựu chiến binh Mỹ, trong số 16 triệu cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, khoảng 240.000 người còn sống tính đến tháng 9/2021.

Theo Britishlegion; Guinessworldrecords; Npr

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Lễ hội nhân dân

GD&TĐ - Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 22/4 tới.
Minh họa/INT.

Khi giới trẻ tìm về phim lịch sử

GD&TĐ - Tiếp làn sóng ủng hộ phim 'Đào, phở và piano'(Đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phận khán giả trẻ quay trở lại tìm kiếm những bộ phim lịch sử, cách mạng.