Ảnh minh họa.
Nuôi dạy con như lái xe trên đường
Theo bà Peg Streep, khi bạn đang đi trên đường cao tốc, bạn phải sống trong giây phút hiện tại và trở nên lý trí hơn. Một người lái xe trên đường cao tốc có xu hướng đưa ra các phản ứng khác nhau để có thể giữ mình ở vị trí lái xe một cách tốt nhất.
Một bậc phụ huynh nuôi dạy con tốt cũng được ví như cách lái xe khi đi trên đường cao tốc đó. Ví dụ, đứa trẻ đột nhiên khóc khi bạn đang cần phải hoàn thành một việc gì đó, nó khiến cho bạn cảm thấy khó chịu.
Một phụ huynh tốt sẽ nhận ra cảm giác khó chịu của mình, làm dịu chúng xuống và sau đó nghĩ: "Tôi cần tìm hiểu tại sao bạn ấy khóc. Tôi phải tạm dừng công việc và dành vài phút giúp bạn ấy bình tĩnh lại”.
Còn khi bạn nuôi con như cách bạn lái xe trên đường đơn sơ vắng người qua lại như đường lộ ở thôn quê, bạn thường không tập trung việc lái xe mà thả mình theo cảm xúc.
Xử lý đường thấp chiếm quyền điều khiển quá trình suy nghĩ có ý thức của bạn. Khi bạn cảm thấy bị con cái “làm phiền”, bạn sẽ để cho cảm xúc khó chịu đó điều khiển mình. Lúc này bất cứ điều gì làm cho bạn bức xúc, thì bạn sẽ hét lên và bắt nó phải dừng lại. N
ếu con bạn khóc, bạn sẽ quên đi vai trò là người mang hành lý tình cảm trên chuyến xe, bạn sẽ la hét để con bạn dừng khóc theo cảm xúc của con bạn. Nếu la hét rồi mà con bạn không ngừng khóc, bạn sẽ cho con bạn một vài thứ để buộc nó phải dừng lại.
5 việc cha mẹ cần tránh trong cách nuôi dạy con cái
Có 5 điều mà một bậc cha mẹ yêu thương con không bao giờ làm đó là:
1. Sử dụng những từ ngữ như một loại vũ khí tấn công con cái, hoặc đổ lỗi cho con cái.
Kể cả khi bạn nói con là một đứa hay khóc, một tên ngốc, hay là một kẻ lười biếng… thì cũng có thể khiến con bạn bị tổn thương. Nghiên cứu gần đây cho thấy các mạng lưới thần kinh cho nỗi đau thể xác và cảm xúc là một và giống nhau.
Ngoài ra, như công trình của Martin Te Rich và các đồng nghiệp đã chỉ ra, loại lạm dụng bằng lời nói làm cho đứa trẻ căng thẳng và gây ra những thay đổi vĩnh viễn cho các bộ phận của bộ não đang phát triển.
Năm 2014, Ann Polcari, Keren Rabi, Elizabeth Bolger và Te Rich (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu để kiểm tra xem liệu tình cảm bằng lời từ cha mẹ nuôi có thể bù đắp những ảnh hưởng của việc lạm dụng bằng lời nói của cha mẹ đẻ hay không thì kết quả cho thấy là không thể.
Các nhà trị liệu tâm lý đã từng nghe nhiều cô con gái không được yêu thương nói rằng, thà họ bị cha mẹ đánh đòn còn hơn là bị cha mẹ mắng nhiếc sỉ nhục. Thế nên, các bậc cha mẹ hãy cẩn thận với từng lời ăn tiếng nói với con cái của mình, bởi “lời nói chính là gươm đao”.
2. Khiển trách con cái bắt đầu bằng từ “con luôn luôn” như “con luôn luôn không nghe lời mẹ”…
Khi con trẻ phạm sai lầm như không lắng nghe, lao ra đường đầy xe cộ, không làm những gì bạn chỉ bảo… Những lúc như vậy, trong bạn luôn bị thôi thúc một sự đả kích, vì phần não đó là một phần phản ứng rất mạnh mẽ trong bạn. Nhưng chính lúc này lại là thời điểm bạn cần phải hướng “tay lái” của mình vào con đường cao tốc nhất.
Tại sao bạn không nên bắt đầu bằng những lời khiển trách? Là bởi lúc này không phải là lúc giải quyết các hành vi đơn lẻ của trẻ bằng cách tấn công bằng lời nói.
Bởi những từ ngữ khiển trách lúc này thường biến một cái lỗi nhỏ của trẻ thành một một loạt những điều sai trái khác. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, hành vi này rất độc hại đối với đứa trẻ sau này trong các mối quan hệ trưởng thành.
3. Loại bỏ cảm xúc của đứa trẻ bằng cách nói rằng bé quá kém cỏi
Đây dường như là câu thần chú của các bà mẹ. Họ thường nói với con mình rằng, con đã quá kém cỏi. Đây là hành vi phổ biến giữa các bậc cha mẹ không có tình yêu, không được chăm sóc từ thủa bé.
Một đứa trẻ không có tự tin để phản bác lại khẳng định này và chúng sẽ nghĩ rằng chúng đã làm gì đó sai. Đứa trẻ sẽ tin rằng sự kém cỏi của mình là vấn đề và do đó sẽ dẫn đến việc không tin tưởng vào cảm xúc và cả nhận thức của chúng nữa.
4. So sánh con này với con khác
Việc so sánh giữa những đứa con trong nhà với nhau là một việc hết sức phổ biến ở trong các gia đình thế nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra điều đó tác động không tốt lên đứa trẻ.
Việc bố mẹ so sánh đứa con này đều là những thông tin sai lệch hoặc hết sức tàn nhẫn, nó khiến cho trẻ bị căng thẳng và cạnh tranh giữa anh chị em với nhau.
5. Bỏ qua không gian cá nhân hoặc ranh giới của trẻ
Khi một đứa trẻ lớn lên và phát triển, một phụ huynh tốt sẽ theo dõi và điều chỉnh những bước đi trên đường đời của con chứ không yêu cầu hay đặt kỳ vọng rằng con phải thế này, thế nọ. Ví dụ, với một đứa trẻ chập chững biết đi sẽ không nhất thiết phải có kỹ năng như một học sinh lớp 7.
Tôn trọng ranh giới của một đứa trẻ theo cách phù hợp với lứa tuổi, nhận ra nhu cầu riêng tư của chúng để trẻ có thể nói lên cảm xúc và suy nghĩ mà không phải lo lắng là sẽ bị chỉ trích hay không được phép. Điều này không chỉ giúp kết nối cảm xúc với con mà còn liên quan đến việc dạy cho con biết tôn trọng ranh giới của người khác.