5 cô giáo Việt tham dự diễn đàn Giáo dục toàn cầu

GD&TĐ - Diễn đàn Giáo dục toàn cầu Microsoft (Microsoft Education Exchange - E2) đang diễn ra tại Singapore từ ngày 13/3 đến 15/3 với hàng trăm giáo viên đến từ 91 quốc gia và vùng lãnh thổ.

5 cô giáo Việt tham dự diễn đàn Giáo dục toàn cầu

Đây là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm ghi nhận các nhà giáo dục sáng tạo (MIE Expert) đã có những đóng góp nổi bật trong việc kết hợp hiệu quả giữa phương pháp sư phạm và công nghệ.

Năm nay, Việt Nam có 5 đại diện, là các cô giáo: Nguyễn Huyền Trang (Trường Phổ thông liên cấp Vinschool); Tô Thị Như Quỳnh (THPT Số 3 TP Lào Cai, Lào Cai); Nguyễn Thị Thúy (THPT Minh Đạm, Bà Rịa Vũng Tàu) Nguyễn Thị Vũ Huệ (THPT Phú Nhuận, TPHCM); Nguyễn Thị Hiệp Tuyết (ĐH Y Dược Thái Nguyên).

Đây là những thành viên đã tích cực hoạt động cũng như có những đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng Giáo viên sáng tạo Microsoft tại Việt Nam.

Ông Anthony Salcito- Phó chủ tịch phụ trách mảng Giáo dục toàn cầu của Microsoft- cho biết: Tôi đã tiếp xúc với một số giáo viên Việt Nam thông qua Skype cũng như tại diễn đàn E2 năm nay. Tôi thấy rằng việc đưa công nghệ vào trường học của những giáo viên này "rất ấn tượng", có sự lan toả và truyền cảm hứng cho học sinh.

Còn ông Chan Leeo- giám đốc tổ chức giáo dục SkillsFuture cho rằng: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang gõ cửa và tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa.

Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giáo dục...

Vì vậy, các nhà giáo dục cần thay đổi, tiếp nhận những kỹ năng mới, tích cực ứng dụng công nghệ để có thể dẫn dắt, chuẩn bị hành trang cho học sinh sẵn sàng trong kỷ nguyên của công nghiệp 4.0, như một diễn giả tại E2 khẳng định: Tương lai của thế giới lúc này đang ngồi trong các lớp học của chúng ta.

Cô Nguyễn Thị Hiệp Tuyết- một trong 5 giáo viên tham gia diễn đàn cho hay: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy rất cần thiết và cần thực hiện hàng ngày, thúc đẩy lớp học vui vẻ và giúp học sinh thu nhận được nhiều kiến thức hơn.

"Chúng tôi sẵn sàng ngủ ít đi, có thể thức đến 1-2 giờ sáng để học hỏi, bởi việc các em học sinh hào hứng với bài giảng chính là động lực lớn nhất để chúng tôi sáng tạo nhiều hơn, linh hoạt hơn để vượt qua những khó khăn và thách thức trong quá trình dạy học"- cô Tuyết chia sẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...