5 cách cha mẹ động viên con sau trải nghiệm khó khăn

GD&TĐ - Đôi khi, con bạn gặp khó khăn ở trường (bị bạn bắt nạt), ở lớp (bị điểm kém) hoặc trên đường về nhà (bị bạn chọc tức). Con về nhà đi bằng cửa sau và đi thẳng lên phòng của chúng.

Đôi giày của con đập vào những bậc thang bằng gỗ cứng và sau đó, cánh cửa đóng sầm lại. Bạn chứng kiến cảnh đó và hét lên từ dưới cầu thang: "Sao lại đi đứng rầm rầm như vậy?", con hét lại: "Vâng".

Vô tình, cả con và bạn đều cảm thấy khó chịu và bữa ăn sau đó cảm thấy ngột ngạt. Để tránh tình trạng trên, cần tham khảo những gợi ý sau đây:

Quay về phía con

Nếu bạn nhận ra rằng con bạn đã trải qua một ngày khó khăn, hãy quay về phía chúng để thể hiện rằng chúng có đôi vai chở che chúng và sẵn sàng hỗ trợ.

Thông thường, các ông bố bà mẹ sẽ bỏ lỡ cơ hội này để lắng nghe và khuyến khích con cái của mình vì đang bận với chiếc điện thoại hoặc lướt qua các kênh phim.

Giữa một ngày khó khăn, nếu con bạn biết rằng chúng có cha mẹ quan tâm đúng cách, chúng sẽ biết rằng chúng phải đối mặt như thế nào với những khó khăn trên vào ngày hôm đó và nhà là một nơi an toàn nhất cho chúng có thể làm nguôi mọi bực tức.

Đừng cố gắng sửa chữa

Đôi khi cha mẹ mong muốn cải thiện tình thế và tìm cách sửa chữa, khắc phục ngay tức thì. Vì thế, sau khi biết điều gì đang xảy ra, đã gặp phải thất bại khi ngay lập tức cố gắng khắc phục vấn đề “tại con không học thuộc bài nên được điểm kém chứ gì. Con cần học thuộc lòng từ A-Z ngay”.

Bạn nên hiểu, con lúc này muốn cha mẹ lắng nghe chúng giãi bày. Đừng cố gắng sửa chữa, thay vào đó, hãy giúp con bạn xử lý và hướng dẫn chúng tự đưa ra giải pháp.

Đôi khi, tất cả những gì con cần là sự động viên thay vì được chỉ bảo phải làm gì “thế à, con bị điểm kém à? Không sao. Điểm số có thể thay đổi được mà nếu thay đổi cách học. Con kể cho bố nghe, con đã học bài ấy như thế nào mà khi làm bài lại không nhớ gì đi con?”

Đặt những câu hỏi giúp con mở lòng

5 cách cha mẹ động viên con sau trải nghiệm khó khăn ảnh 1

Những hành vi và thái độ của con sau một ngày tồi tệ chỉ là triệu chứng của một điều gì đó khác đang diễn ra. Đừng hỏi, "Có chuyện gì vậy?", thay vào đó hãy hỏi "Có điều gì đã xảy ra với bạn bè của con không?" hoặc "Con có thể kể con làm bài kiểm tra như thế nào không?".

Đặt những câu hỏi nào đó mà có thể giúp con trút bầu tâm sự và giúp bạn nhanh chóng tìm ra nguồn gốc của sự việc.

Nhắc con nhớ về thời gian trước đây con từng vượt qua khó khăn như thế nào

Khi con bạn bị điểm kém hoặc đánh nhau, đương nhiên là bạn sẽ không vui rồi nhưng vào lúc đó, bạn cần thấy có cơ hội để nhắc con nhớ lại, rằng con đã xử lý ra sao khi gặp thất bại.

Bạn có thể kể về thời gian con học đi xe đạp hoặc tập đá banh. Con đã rất quyết tâm; con bị ngã và sau đó đứng dậy ngay lập tức. Thay vì la hét con vì trượt bài kiểm tra, chỉ hỏi: "ngày trước khi con bị ngã xe, con đã làm gì nhỉ?" Đó là điều mà cha mẹ nên nhắc nhở con trở về con người tốt của mình trước đó và những gì con đã làm để có thể tự tin tiến về phía trước.

Ghi nhớ chi tiết để theo dõi sau

Trong việc nuôi dạy con cái, không bao giờ có chuyện một sớm một chiều. Hãy ghi nhớ các chi tiết để theo dõi sau sẽ giúp tiếp tục cuộc trò chuyện để con bạn biết rằng cha mẹ luôn ủng hộ chúng. Nếu bạn là người hay quên hoặc quá bận, bạn cần phải làm như vậy, hãy đặt lời nhắc vào điện thoại hoặc nghi note lại những điều cần thiết với con cái để bạn không quên theo dõi.

Điều ấy thể hiện sự quan tâm của bạn với con và để cho bản thân không xa rời chuyện dạy dỗ con cái, đừng để chuyện “cơm áo gạo tiền” cuốn hút hết việc dạy dỗ con cái.

Theo allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ