Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên rễ dây thần kinh gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Bệnh bao gồm hai dạng cơ bản là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm cổ thường xuất hiện những cơn đau ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống cánh tay, bàn tay tê bì, đau tức ngực...
Người mắc thoát vị đĩa đệm lưng thường đau dữ dội vùng thắt lưng, cơn đau chạy dọc xuống hông và đùi, cẳng chân rồi lan xuống bàn chân gây tê bì, đau buốt.
Ðau thường tái phát nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần sau đó lại khỏi bệnh. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài nếu không được điều trị
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị ví dụ như: Sai tư thế trong lao động, nhấc vật nặng ở cách xa người, chấn thương trực tiếp lên cột sống, thoái hoá cột sống…
Những bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất
Tuỳ theo tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng mà người bệnh lựa chọn các phương pháp chữa bệnh phù hợp. Trong đó, nhiều bệnh nhân quyết định lựa chọn những bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm từ thảo dược thiên nhiên, lành tính, hiệu quả bền lâu, không gây tác dụng phụ.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Theo các nghiên cứu, trong cây ngải cứu có chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, các cinelo, thuyon, dehydro matricaria este giúp giảm đau dây thần kinh một cách nhanh chóng.
Hơn nữa, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm rất đặc trưng, lá ngải có khoảng 0,2 đến 0,34% tinh dầu làm giảm đau nhức xương khớp. Đây chính là lý do tại sao người ta hay dùng ngải cứu để chữa các bệnh về xương khớp.
Sử dụng ngải cứu là cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại nhiều hiệu quả, giúp người bệnh giảm đau nhức.
Cách 1: Sử dụng 1 bó ngải cứu to, rửa sạch, cho thêm 200ml dấm gạo rồi đun nóng hỗn hợp. Cho hỗn hợp vào miếng vải xô và chườm vào vùng bị đau nhức hoặc dọc theo sống lưng đến khi chúng nguội.
Thực hiện bài thuốc này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ thì những cơn đau nhức sẽ không làm phiền bạn vào ban đêm.
Cách 2: Dùng 300 gam ngải cứu thái nhỏ trộn với 2 chén rượu trắng, cho vào nồi sao nóng, dùng khăn mỏng chườm hỗn hợp vào chỗ đau kết hợp xoa bóp chữa tê tay chân rất tốt. Có thể băng cố định thuốc lại vị trí đau trong vòng 15 phút cũng được.
Cách 3: Đây là cách được sử dụng thông dụng nhất. Chỉ cần trộn ngải cứu cùng với muối hột rồi rang nóng. Sau đó đắp lên vùng lưng hoặc vùng cổ đang bị thoát vị cho đến khi hỗn hợp nguội đi. Tiếp tục rang nóng rồi chườm thêm 2 – 3 lần như vậy.
Bài thuốc đắp thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Trong y học dân gian, xương rồng là cây có tính hàn, vị đắng dùng để trị táo bón, bệnh đường tiêu hoá, ho, xương khớp, đặc biệt chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng rất hiệu quả.
Nó có chứa hợp chất heterosid flavonic có tác dụng giảm đau, chống viêm và chống co thắt rất tốt.
Cách 1: Lấy 2 – 3 nhánh xương rồng ba cạnh hoặc xương rồng ông, cạo hết phần cạnh có gai. Đập dập, trộn đều với một nắm muối hạt rồi sao nóng. Đợi hỗn hợp nguội bớt thì dùng khăn mỏng bọc lại rồi đắp lên vị trí bị thoát vị. Áp dụng bài thuốc này đều đặn hằng ngày trong 2 tuần sẽ thấy các cơn đau nhức giảm hẳn.
Cách 2: Lấy 2 – 3 xương rồng bẹ rửa sạch, loại bỏ gai và ngâm trong nước muối loãng vài phút. Các vị thuốc ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng cũng rửa sạch, để ráo. Sau đó cho tất cả các vị thuốc này vào chảo sao nóng lên dùng để đắp lên vùng xương đau nhức. Đắp 5 – 10 phút. Khi lá bẹ này nguội thì chuyển sang lá khác.
Bệnh nhân cần áp dụng liên tục trong 10 ngày thì các triệu chứng bệnh giảm hẳn.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Lá lốt không chỉ có công dụng trong nấu ăn mà còn là một vị thảo dược chữa được rất nhiều bệnh. Nó có tính kháng khuẩn, kháng viêm có tác dụng giảm đau nhức, ngừa viêm nhiễm, tê bì, chữa phong thấp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp hiệu quả.
Một số bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm từ loại cây này người bệnh có thể tham khảo:
Cách 1: Dùng lá lốt, rễ lá đinh lăng, cây trinh nữ cắt khúc phơi khô. Cho các vị thuốc đã phơi khô trên vào sắc với 1,5 lít nước, dùng uống hàng ngày. Uống trong 7 ngày liên tiếp dừng, theo dõi kết quả.
Cách 2: Lá lốt, bưởi bung, vòi voi và cỏ xước, mỗi vị 30 gam tươi. Đem tất cả rửa sạch, để ráo nước sau đó sao vàng hạ thổ rồi sắc với 1 lít nước. Nấu thuốc sôi cho đến khi còn ½ lượng nước thì đem ra uống, chia làm 2 lần/ngày.
Cách 3: Sử dụng một nắm lá lốt rửa sạch, thái nhỏ hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt. Cho nước cốt và 300 ml sữa bò tươi đun sôi rồi uống khi sữa còn ấm nóng. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, liên tiếp trong 7 ngày.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng đu đủ
Đây là bài thuốc được nhiều bệnh nhân sử dụng và chứng minh hiệu quả rất tốt. Cách làm đơn giản như sau: Chọn quả đu đủ bánh tẻ, cắt đầu rồi nhồi gừng đã đập dập và rượu vào bên trong. Dùng xiên cố định lại nắp đu đủ, nướng quả đu đủ trên than củi trong khoảng 20 phút.
Khi đu đủ chín mềm thì cạo lớp than đen bên ngoài, dầm nhuyễn, sau đó lót một lớp lá chuối hoặc khăn mỏng đắp lên vùng bị đau.
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm
Cây mần ri là một trong những cây dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Nó còn có tên gọi khác là màn mà hoa trắng, cỏ mần ri, mần ri hoa tím.
Trong Đông y, cỏ mần ri có vị đắng, tính ấm hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm đau xương khớp, tê thấp.
Để sử dụng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm, hãy dùng toàn bộ cỏ mần ri phơi khô. Mỗi ngày dùng 50gam mần ri khô, rửa sạch, sắc lấy nước uống. Người bệnh cũng có thể dùng mần ri giã nát và đắp lên vùng đau nhức khớp.
Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn gây khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày. Khi phát hiện mình có những dấu hiệu bệnh thì bạn cần sớm đi thăm khám bác sĩ để sớm được điều trị, tránh để xảy ra biến chứng bại liệt không thể phục hồi.
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh, một trong những phương pháp an toàn, tiết kiệm chi phí cho người bệnh là sử dụng các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm từ các thảo dược lành tính xung quanh cuộc sống.