4 sai lầm nghiêm trọng của bố mẹ vô tình khiến trẻ hạn chế phát triển trong 6 năm đầu đời

GD&TĐ - Bố mẹ luôn dành cho con tình yêu thương hết mực, muốn con được hưởng những điều tốt nhất. Chính vì vậy, đôi khi họ vấp phải những sai lầm khi nuôi dạy trẻ.

4 sai lầm nghiêm trọng của bố mẹ vô tình khiến trẻ hạn chế phát triển trong 6 năm đầu đời

Có một thực tế khá phổ biến hiện nay, các bậc phụ huynh mà đặc biệt là các bà mẹ thay vì dạy con thì họ lại biến mình thành quản gia, người giúp việc làm thay con mọi thứ. Họ ngỡ rằng mình đang thương con, nhưng thực chất là đang làm hại con, đang tước đoạt quyền được lớn lên, trưởng thành của con. Chính vì vậy, đôi khi họ vấp phải những sai lầm khi nuôi dạy trẻ, khiến con lớn lên dựa dẫm vào bố mẹ, không thể làm chủ cuộc đời mình.

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền cho rằng, nếu các mẹ thường làm những điều này cho con mình, tương lai con trẻ sẽ mờ mịt, tăm tối. Mong các bậc phụ huynh cân nhắc điều chỉnh để con trẻ có một tương lai sáng lạn.

1. Luôn cố gắng chăm sóc con hết mức
Rất nhiều bà mẹ cho rằng 6 năm đầu đời con chỉ cần sức khỏe mà ra sức chăm ăn chăm ngủ. Hắt hơi sổ mũi 1 chút là nghỉ thậm chí đón đầu nghỉ cả tuần cho yên tâm khiến con đi học buổi đực buổi cái chưa kịp hiểu, chưa kịp kết nối bạn bè lại nghỉ; Ngủ càng nhiều càng khỏe và phát triển trí tuệ với công thức ngoài ngủ tối sớm thì nếu ở nhà sẽ ngủ trưa đến vài tiếng; Ăn thì nhồi nhét nên phải xúc, phải nịnh nọt để ăn đủ như mẹ yêu cầu.
Nó khiến con lẽ ra có thể học và trải nghiệm cách thích nghi khi đi học thì cứ vừa thích nghi một chút lại phải học thích nghi lại từ con số 0 và kéo dài lê thê chuỗi ngày học - ốm - nghỉ - học - ốm nghỉ mãi chẳng thể học tốt hơn, không biết chơi với bạn, không phát triển khả năng ngôn ngữ, tương tác tập thể....
Vì ngủ nhiều quá, chẳng phải tham gia hoạt động làm việc gì ( vì ăn, mặc... mẹ làm cho hết) mà ít tương tác để vận động não bộ nên tư duy cứ thụ động, chậm chạp dần đi...
2. Vô tư thỏa mãn mọi yêu cầu của con
Nhiều bà mẹ cho rằng hy sinh mọi thứ cho con là điều nên làm. Nhưng với nhiều đứa trẻ, chúng coi đó là điều đương nhiên và không biết ơn cha mẹ mình. Ảnh minh họa.
Nhiều bà mẹ cho rằng hy sinh mọi thứ cho con là điều nên làm. Nhưng với nhiều đứa trẻ, chúng coi đó là điều đương nhiên và không biết ơn cha mẹ mình. Ảnh minh họa.
Nhiều bà mẹ tôn sùng tự do chắc chắn sẽ để con cái mình tự do thoải mái. Do vậy, các mẹ ra sức áp dụng phương pháp tự nhiên nhưng thành ra tự do, không phân biệt được đâu là nên không nên cho con.
Chẳng có bất kỳ nguyên tắc gì cho con, cổ súy cho con ra quyết định trong sự đòi hỏi, điều kiện... theo ý mình và thấy như con mình thật thông minh, tự tin; thậm chí con thích gì ngay lập tức cho tham gia, không thích thì mặc dù thấy rất cần thiết cũng vẫn cho là con ra quyết định đúng.
Nghe tự do thoải mái có vẻ rất tốt cho con trẻ, nhưng làm bất cứ việc gì, con cũng sẽ hành xử một cách “bung xõa” như vậy.
Để rồi càng lớn lên con càng chỉ theo ý mình, nếu không dễ dàng với con, nếu không chơi... hay nói cách khác là con phải hợp tác để tương tác tối thiểu, con phải học những thứ cần thiết ... nhưng phải làm, phải nghĩ, thấy khó khăn một chút là con bất hợp tác, kêu ca, buông bỏ...
3. Là một tấm gương xấu
Có những bà mẹ dễ tiêu cực với các mối quan hệ như nổi nóng, bốc đồng, kêu than, chì chiết, dùng các từ ngữ mạnh để chê bai, phán xét hoặc cho mình là khổ sở, là nạn nhân của mọi vấn đề.
Thái độ này của các mẹ sẽ tạo cho những đứa con bé bỏng của mình tiềm thức và tư duy cũng tiêu cực, cũng sẵn sàng tiêu cực, phán xét, chê bai thậm chí đố kỵ hoặc cũng hay kêu than và cho bản thân là nạn nhân của mọi vấn đề....
4. Biến con thành... "chuột bạch"
Biến con thành chuột bạch áp đụng đủ các cách được hướng dẫn trên mạng, trên sách... mà không phân biệt con mình có áp dụng được không, giai đoạn này có áp dụng được hay không.
Nó khiến cho con phát triển trong một mớ hỗn độn, lộn xộn tây chẳng ra tây, ta chẳng ra ta, con chẳng ra con.... cứ bản năng ngược xuôi và đương nhiên con vẫn chỉ theo ý mình còn bố mẹ thì trong bất lực hoặc hoang mang...
Thậm chí chủ quan ngộ nhận bản thân đã áp dụng hết rồi mà không thành công là tại con....mà không nhận ra do mình không biết cách, do mình chưa kiên trì áp dụng, do cách đó không phù hợp với cá tính và hiện trạng của con.... nên cứ làm lại bỏ, bỏ lại kiếm cái khác nên con càng tệ và lộn xộn hơn cả những mẹ chẳng cần áp dụng bất kỳ phương pháp nào...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.