4 sai lầm cần tránh khi ôn thi môn Lịch sử lớp 12

4 sai lầm cần tránh khi ôn thi môn Lịch sử lớp 12

Thứ nhất: Coi việc luyện đề là quan trọng nhất, vội vàng luyện đề, trong khi kiến thức trọng tâm chưa nắm được. Bất kì môn học nào, với việc vận dụng kiến thức để làm bài tập cũng phải tuân theo quy luật đi từ lí luận đến thực tiễn.

Tuy nhiên, qua nhiều năm luyện thi cho thấy, phần lớn các em học sinh đều rất vội vàng tiến hành luyện đề, ngay cả khi kiến thức trọng tâm ở các chuyên đề còn chưa nắm vững. Đây cũng là sai lầm lớn nhất của các em trong quá trình ôn luyện.

Để bài thi đạt hiệu quả cao, các em chỉ nên luyện đề khi đã nắm chắc kiến thức của từng bài học, từng chủ đề.

Tiến hành học và nghiên cứu tùng chủ đề, rà soát kiến thức trọng tâm, hiểu rõ bản chất các sự kiện Lịch sử để tránh tình trạng học vẹt, học tủ, học trước quên sau. Sau khi đã nắm chắc kiến thức trọng tâm, tiến hành luyện đề các câu hỏi trắc nghiệm theo từng chủ đề, sau đó tiến hành luyện đề tổng hợp.

Thứ hai: Học tủ, học vẹt một số sự kiện. Đây là cách học cực kì nguy hiểm vì không có một sự kiện Lịch sử nào đứng đơn lẻ, độc lập, tách biệt hoàn toàn với các sự kiện khác.

Các sự kiện đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì vậy, các em cần học kiến thức một cách có hệ thống. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay với dạng bài thi trắc nghiệm thì số lượng câu hỏi sẽ nhiều hơn, phạm vi kiến thức sẽ được ra bao phủ toàn bộ chương trình học.

Các em tuyệt đối không được học tủ, học vẹt, mà cần học đủ nội dung kiến thức (trừ nội dung đã giảm tải). Tuy nhiên trong quá trình ôn thi, các em cũng cần xác định được phần kiến thức trọng tâm nhất để đi sâu hơn vào phần đó và để có đủ kiến thức giải quyết các câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.

4 sai lầm cần tránh khi ôn thi môn Lịch sử lớp 12 ảnh 1
Cô Quan Thị Vân - Trường THPT Chiêm Hóa (Tuyên Quang)

Thứ ba: Chỉ trú trọng học câu chữ mà không học nội dung, bản chất của kiến thức. Đây là một sai lầm trong phương pháp học của các em. Có học sinh cho rằng, chỉ cần học thuộc nội câu chữ trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm tối đa trong bài thi trắc nghiệm.

Đây là suy nghĩ hoàn toàn không đúng vì hầu hết các câu hỏi trong đề thi đều yêu cầu học sinh: Ngoài nhận biết kiến thức, cần phải hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng Lịch sử mới có thể đưa ra đáp án đúng theo yêu cầu của đề.

Thứ tư: Chỉ học nội dung trong SGK, chưa khai thác các kênh học khác. Phần lớn các em coi sách giáo khoa là tài liệu duy nhất để học tập. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của thời đại công nghệ, các em hoàn toàn có thể khai thác nội dung bài học thông qua các kênh học khác như:

Xem các chương trình truyền hình hướng dẫn ôn tập, đọc báo, đọc tài liệu tham khảo, tham gia các diễn đàn, các nhóm trên mạng xã hội. Giúp các em có thêm hiểu biết, mở rộng kiến thức, đồng thời thay đổi phương pháp học tập để tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng mà hiệu quả, thay cho việc ngồi đọc khối lượng câu chữ kiến thức khổng lồ trong sách giáo khoa.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh các trường đại học năm 2023 tại TPHCM. Ảnh: INT

Thiếu nhân lực nhóm ngành logistics

GD&TĐ - Phát triển và khai thác tốt tiềm năng nhóm ngành liên quan đến vận tải hàng hóa cần bổ sung đội ngũ nhân lực lớn nhưng nguồn cung lại thiếu.
Minh họa/INT

Ký ức Cá tháng Tư

GD&TĐ - Ngày Cá tháng Tư năm nay đã đến, tôi dựa vào lan can ban công, chống cằm, chăm chú ngắm nhìn tòa nhà thị trấn Hoa Kiều số 1 cách đó không xa.
 Những gì chúng ta ăn sẽ phản ánh trên làn da, vóc dáng và mái tóc. (Ảnh: ITN).

6 thực phẩm giúp mái tóc bồng bềnh

GD&TĐ - Có được một mái tóc dài và bồng bềnh không còn là ước mơ xa vời nữa. 6 loại thực phẩm này sẽ giúp tăng tốc độ phát triển của tóc.
Ukraine nhận liên tiếp hai tin dữ

Ukraine nhận liên tiếp hai tin dữ

GD&TĐ - Vào những ngày cuối tháng 3/2023, Ukraine đón nhận cùng lúc hai tin dữ liên quan đến Nga, tờ báo Trung Quốc Baijiahao cho biết.
Xe tăng Leopard 2.

Không có chuyện Đức giao thêm Leopard 2

GD&TĐ -Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius vừa có tuyên bố về thông tin Berlin chuẩn bị giao thêm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard cho Ukraine.